Ở nhà tầng, dùng sữa ngoại, nhưng nhiều đứa trẻ ở ngôi làng này vẫn luôn khao khát một điều giản dị.

Những ngày này, khi trẻ em ở mọi miền đất nước đang háo hức vui chơi trong vòng tay của bố mẹ thì trẻ em ở xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) - nơi được mệnh danh là xã giàu nhất nước - lại chỉ quẩn quanh bên ông bà.

Trẻ em ở xã Cương Gián phần đông là ở với ông bà vì bố mẹ xa xứ làm ăn.

Trẻ em ở xã Cương Gián phần đông là ở với ông bà vì bố mẹ xa xứ làm ăn.

Cương Gián vốn nổi tiếng là làng giàu nhờ xuất khẩu lao động. Nhiều cặp vợ chồng dắt nhau đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Con cái sinh ra được vài tháng, cứng cáp là để lại cho ông bà nuôi rồi lên đường xa xứ làm ăn.

Ôm đứa cháu nội mới chập chững biết đi, bà Nguyễn Thị Kiên (67 tuổi) thôn Sông Hồng, xã Cương Gián cho biết: “Hai vợ chồng con tôi đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, bố thì đi Hàn Quốc còn mẹ đi Đài Loan. Ngày rời Việt Nam, mẹ nó khóc hết nước mắt vì thương con còn quá nhỏ, nhưng rồi cũng đành phải chấp nhận xa con, tha phương vì cuộc sống mưu sinh”.

Theo bà Kiên, trường hợp giống nhà bà ở Cương Gián thì nhiều lắm, hầu như nhà nào cũng có người đi nước ngoài, nhà ít thì 1 đến 2 người, nhà nhiều có khi 7 đến 8 người. Ai có con cái thì gửi lại cho ông bà nuôi, cứ đến tháng là bố mẹ lại gửi tiền về cho bà cháu nên trẻ em nơi đây chẳng thiếu thứ gì ngoại trừ vòng tay chăm sóc của bố mẹ.

Con cái sinh ra được vài tháng, cha mẹ đã để lại cho ông bà nuôi rồi lên đường xa xứ làm ăn.

Con cái sinh ra được vài tháng, cha mẹ đã để lại cho ông bà nuôi rồi lên đường xa xứ làm ăn.

“Nhiều lúc thương con, thương cháu lắm nhưng không biết làm sao cả, không đi làm ăn xa thì không có tiền nuôi con cái, ở quê thì ruộng không có trong khi đi xuất khẩu lao động có thể kiếm được vài chục triệu đồng mỗi tháng”, bà Kiên nghẹn ngào.

Em Nguyễn Hoàng Gia Bảo (6 tuổi), ở với bà Nguyễn Thị Trâm và ông Nguyễn Hữu Thọ, thôn Sông Hồng từ lúc mới một tuổi. Bố mẹ đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan đến nay vẫn chưa có dịp về thăm Bảo lần nào.

Bà Trâm cho biết: “Giờ bố mẹ nó muốn gặp con, tôi mở điện thoại rồi hai bên nói chuyện qua mạng. Mặc dù ngày nào cũng nói chuyện với bố mẹ qua điện thoại nhưng thấy con nhà người ta có bố mẹ dẫn đi chơi đây đó mà càng thương cháu mình hơn”.

Khi bà Trâm hỏi có muốn gặp bố mẹ không thì Bảo nũng nịu nói: “Ngày nào cháu cũng được bà cho gặp bố mẹ qua điện thoại rồi, nhưng cháu muốn được bố mẹ dẫn đi chơi".

Đáng buồn hơn là hoàn cảnh của chị Lam ở xóm Bắc Sơn, chị sinh con trai được 3 tháng thì nhận giấy báo bay Nhật Bản, dù không muốn nhưng chị cũng đành phải gửi con lại cho ông bà ngoại rồi lên đường sang Nhật.

Em Trần Đức Hoàng Gia (3 tuổi) ở với bà vì bố mẹ đi xuất khẩu nước ngoài.

Em Trần Đức Hoàng Gia (3 tuổi) ở với bà vì bố mẹ đi xuất khẩu nước ngoài.

Ngày con lên 3 tuổi, chị Lam về thăm nhưng con không nhận mẹ, cháu chỉ quấn quýt với ông bà. Về được vài hôm, khi thằng bé cho chị bồng bế thì chị Lam lại phải lên đường quay lại Nhật Bản.

Để bù đắp cho các con, những ông bố, bà mẹ xa quê thường mua sắp rất nhiều thứ cho con mình như sữa ngoại, đồ chơi ngoại… Các em được chăm lo đầy đủ về vật chất, duy chỉ có một điều là thiếu đi vòng tay chăm sóc trực tiếp từ người bố, người mẹ của mình.

Thầy Nguyễn Thành An, Hiệu trưởng trường tiểu học Cương Gián, cho biết: “Đặc điểm ở học sinh tiểu học Cương Gián là bố mẹ thường đang trong độ tuổi lao động. Chính vì thế trường có 920 học sinh thì hơn một nửa trong số này các em phải sống với ông bà vì bố mẹ các em đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.

Theo thầy An, ông bà thường là người có kinh nghiệm trong việc nuôi dạy trẻ, nhưng chính ông bà lại là người áp dụng lối sống lạc hậu, mà trẻ em thời nay thì rất linh  động, thích vui chơi giải trí cùng bạn bè.

Theo VTC News

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top