Đám tro tàn phun trào khỏi miệng núi Agung khiến cho nhiều chuyến bay bị hoãn và kế hoạch du lịch của hàng nghìn người ở Bali bị xáo trộn. Tuy nhiên, nhiều dự đoán cho biết, sức ảnh hưởng của những đám mây bụi này còn xấu hơn nữa, theo News.

tro-bui-nui-lua-o-bali-anh-huong-the-nao-toi-du-khach

Các nhà chức trách đang lo ngại về việc một vụ phun trào tiếp theo sắp xảy ra. Ảnh: News.

Cơ quan Quản lý thiên tai quốc gia Indonesia (BNPB) vẫn giữ mức cảnh báo cao nhất đối với các hãng hàng không. Trong lịch sử hàng không, dù chưa có trường hợp tử vong do tro núi lửa gây ra, song những lớp khói bụi đã khiến bốn động cơ trên một chiếc máy bay của hãng British Airways bị hỏng, khi đang bay tới phía đông nam Jakarta năm 1982. Do đó, trong lần phun trào này, các hãng hàng không đã tạm dừng toàn bộ chuyến bay trong và ngoài Bali.

Emile Jansons, giám đốc dịch vụ hàng không tại Trung tâm Tư vấn Tro núi lửa của Cơ quan Khí tượng ở Darwin, Australia, cho biết, cột tro bụi đã đạt tới 9.144 m, độ cao có thể làm ảnh hưởng tới máy bay thương mại. Những đám mây bụi đang di chuyển về phía đông nam và phía bắc. "Nếu gió đi đúng hướng, tro bụi có thể phủ trên nhiều vùng ở Bali", Jansons nói.

tro-bui-nui-lua-o-bali-anh-huong-the-nao-toi-du-khach-1

Núi Agung phun trào lần cuối cùng vào 1963, khiến hơn 1.100 người thiệt mạng và một số làng bị san bằng. Ảnh: News.

Tro núi lửa mang các hạt thủy tinh nhỏ cũng như các mảnh khoáng vật và đá đi xa. Theo Mạng lưới Quốc tế về Nguy hại sức khỏe do núi lửa, những vật này có thể gây ra các vấn đề về đường hô hấp, làm ảnh hưởng tới mắt của mọi người cũng như gây nguy hiểm cho máy bay.

Khi núi Agung có dấu hiệu phun trào vào tháng 9, chính quyền Bali đã nhanh chóng sơ tán dân cư khỏi khu vực nguy hiểm, cung cấp mặt nạ phòng độc. Nhiều chuyên gia nhận định những đám khói bụi từ núi Agung có tác hại khôn lường trước khi ngọn núi lửa thực sự phun trào.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top