Bà mẹ ba con chia sẻ rằng sau ba lần sinh, chị vô cùng thất vọng và tự ti về bản thân, không cảm thấy hài lòng trong chuyện "chăn gối" với chồng nên quyết định tân trang "cô bé". Đến một cơ sở thẩm mỹ, chị được tư vấn dịch vụ làm đầy cô bé bằng tiêm silicone với giá thành khá cao. Sau thủ thuật, về nhà, chị cảm thấy khu vực vùng kín căng tức, khó chịu. Một tuần sau, vùng tiêm silicone ngày càng nề đỏ, chạm vào rất đau.

Bác sĩ Nguyễn Đông Hưng, khoa Phẫu thuật Niệu - Sinh dục, Bệnh viện Quân y 103 cho biết, bệnh nhân vào viện với tình trạng bị viêm nặng vùng tiêm, sưng đau, âm đạo biến dạng do silicone dạng lỏng. Bác sĩ phải mất ba tiếng đồng hồ phẫu thuật rạch da để lấy silicon ra ngoài, kèm dẫn lưu. Sau ba ngày thì tình trạng của bệnh nhân mới dần ổn định. Hậu quả là vùng kín của bệnh nhân bị mất tính thẩm mỹ do tình trạng lõm, mất tổ chức kèm vết sẹo nhỏ.

Theo bác sĩ Hưng, bản chất silicone là một hợp chất cao phân tử cấu thành từ các phân tử oxy, carbon và các gốc hữu cơ. Hiểu một cách đơn giản, đây là một dạng "cao su" có tính chất ít gây phản ứng với cơ thể, trơ điện lý hóa với tế bào. Silicone được sử dụng trong ngành thẩm mỹ gồm silicone dạng lỏng và silicone dạng dẻo.

Tuy nhiên ngoài tính ít gây phản ứng với cơ thể nên có tác dụng làm đẹp trong thẩm mỹ thì silicon cũng là con dao hai lưỡi. Tình trạng dị ứng với silicone và tay nghề của bác sĩ thẩm mỹ kém, trang thiết bị, vô khuẩn ở địa điểm làm đẹp không đảm bảo... sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm cho bệnh nhân. Đặc biệt, vùng da ở khu vực nhạy cảm này khá di dộng, tiêm silicone sẽ gây chảy xệ, tỷ lệ vón cục và dị ứng cao.

Sau khi sức khỏe bệnh nhân ổn định, bác sĩ sẽ tiến hành chỉnh sửa vùng kín cho chị bằng phương pháp bơm mỡ tự thân, kết hợp với các chất làm trẻ hóa. Bác sĩ khuyến cáo, phái đẹp muốn nâng cấp vùng kín cần phải kiểm tra sức khỏe và tìm hiểu kỹ trước khi làm phẫu thuật.

Thu Hiền

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top