Bác sĩ Trần Vĩnh Khanh cho biết bé đến phòng khám trong tình trạng khó chịu, ngứa nhiều ở tai. Bác sĩ kiểm tra, phát hiện một con rết nằm sâu trong tai bé. "May mắn con rết nằm yên, không quậy phá nên cháu bé chỉ ngứa và hơi đau, nếu không thì có thể bị tổn thương thủng màng nhĩ", bác sĩ Khanh chia sẻ.

Người nhà cho biết bé ngủ trưa trên sàn nhà, khi thức dậy cảm thấy ngứa tai, không đau nhức, không sốt. Tình trạng đau ngứa tăng dần, mẹ nghĩ là do ráy tai nên đưa đi khám. Bác sĩ đã gắp con vật ra khỏi tai bé gái.  

Con rết sau khi được lấy khỏi tai bé gái

Bé gái ngủ trưa ở sàn nhà bị rết chui vào tai

Khi côn trùng bò vào trong ống tai, thường bạn có cảm giác nhột, khó chịu, ngứa ngáy. Nếu chúng gây sang chấn ống tai hay màng nhĩ thì bạn sẽ rất đau tai. Mức độ đau khác nhau tùy người, có người có thể chết ngất, có người chỉ cảm giác khó chịu và tùy thuộc mức độ tổn thương.

Khi bị côn trùng chui vào tai, nếu bạn chủ quan không đến bác sĩ gắp ra kịp thời có thể để lại nhiều di chứng và biến chứng nguy hiểm như sốt do nhiễm trùng, viêm tấy tai ngoài, viêm tai giữa cấp, thủng nhĩ vĩnh viễn, giảm thính lực hoặc điếc tai… Trường hợp nhà xa, có thể lấy nước ấm hoặc oxy già nhỏ ngập đầy vào tai cho côn trùng tự chui ra hoặc chết ngộp rồi đến bác sĩ chuyên khoa xử trí tiếp. 

Xử trí khi côn trùng chui vào tai

Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh nên thường xuyên xịt thuốc diệt côn trùng và dọn dẹp nhà cửa cẩn thận.  Không nên để thức ăn vung vãi trên giường, nệm ngủ. Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phải vệ sinh sạch sẽ sau khi bé bú sữa, thay quần áo, thay ga, áo gối khi bị dính sữa để tránh chiêu dụ côn trùng đến.

Lê Phương

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top