Bác sĩ Phạm Văn Khương, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết bệnh nhi nhập viện trong tình trạng ngón 3 và 4 bị đứt nửa đốt. Người nhà mang theo phần đầu chi đứt rời để bác sĩ khâu nối, song bác sĩ xác định trường hợp này không thể nối như thông thường được.

Tiên lượng khả năng móng tay bé còn có thể mọc được nên các bác sĩ quyết định áp dụng kỹ thuật làm vạt da chéo ngón đa tầng. Kíp vi phẫu đã lấy vạt lưng của hai ngón lành che vào hai đầu ngón bị thương, đồng thời lấy da vùng cổ tay ghép vào vùng vạt lưng ngón vừa bị lấy.

Sau một tháng rưỡi phẫu thuật, bàn tay của bé hồi phục ngoài mong đợi của các bác sĩ. Phần khâu nối liền sẹo tốt, móng mọc lại đẹp, chức năng các ngón tay trở về bình thường. Theo bác sĩ Khương, trường hợp này nếu không sử dụng vạt da để đắp mà đóng mỏm cụt thì bé trai sẽ vĩnh viễn mất phần đầu của cả hai ngón tay.

Người nhà cho biết khi bị kẹp cửa sắt, bé trai đã cố vùng vẫy để giật ngón tay ra khiến phần đầu ngón mắc lại trên cửa. Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần cẩn trọng phòng tránh các tình huống có thể xảy ra tai nạn ở trẻ. Trẻ dập nát tay, chân cần đưa đến cơ sở y tế xử trí kịp thời, đúng cách.

Lê Phương

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top