Có lẽ tìm quán hủ tíu ở Sài Gòn dễ như tìm quán phở ở Hà Nội bởi hầu như con đường nào cũng có hàng quán bán, nhất là quanh các khu chợ bình dân. Chợ Gò Vấp cũng được coi là một trong số những "thủ phủ" của món ăn này với nhiều quán hủ tíu trứ danh. Một trong số đó là quán nằm kế bên chùa Bà Thiên Hậu vừa được ca sĩ Cindy Thái Tài chia sẻ. Cô bật mí rằng, mình "mê tít" quán ăn này từ lâu và đã trở thành khách ruột lâu năm.

Quán nằm ngay kế bên chùa Bà Thiên Hậu, góc Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Văn Nghi - Gò Vấp, đối diện cửa chợ Gò Vấp.

Quán nằm ngay kế bên chùa Bà Thiên Hậu, góc Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Văn Nghi - Gò Vấp, đối diện cửa chợ Gò Vấp.

"Sợi mì Tàu truyền thống, hủ tíu dai ngon giòn, nước lèo ngọt từ xương ống, không đường và gia vị. Hoành thánh gói ăn vừa phải, xí quách cũng ngon. Bánh bao trứng muối thập cẩm ăn rồi lại muốn ăn thêm cái nữa luôn", cô dành những lời khen tặng cho các món ăn ở đây.

Cindy Thái Tài yêu thích nhất là món mì hoành thánh thập cẩm khô và hủ tíu ở đây bởi vị tinh khiết, không pha tạp. Đặc biệt, giá cả phải chăng, phù hợp với túi tiền người lao động. Thực đơn khá phong phú với các món hủ tiếu mì thịt heo, bò viên, sườn heo, mì hoành thánh, bánh bao... "Ông bà chủ quán bán hàng rất vui vẻ, cả gia đình phục vụ khách niềm nở nên khách đông, nhiều người đi rồi muốn quay lại", Cindy chia sẻ.

Nguyên liệu chính của món hủ tiếu là sợi hủ tiếu, thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng. Người ta trụng sơ mì với nước dùng rồi cho các nguyên liệu phụ vào như giá, hẹ, thịt bằm cùng lòng heo vào. Tùy theo khẩu vị của từng người, người nấu có thể thay thế lòng heo bằng tôm, cua, mực... nhưng nhất thiết phải có thịt băm mới làm nên đặc trưng của món ăn này.

Hủ tíu có xuất xứ từ Phnom Penh, Campuchia, được du nhập vào Việt Nam từ hơn trăm năm trước. Ban đầu hủ tiếu Nam Vang chỉ có nguyên liệu chính là sợi hủ tiếu dai làm từ bột gạo, tuy nhiên theo thời gian, món ăn dần được Việt hóa.

Hủ tíu có xuất xứ từ Phnom Penh, Campuchia, được du nhập vào Việt Nam từ hơn trăm năm trước. Ban đầu hủ tiếu Nam Vang chỉ có nguyên liệu chính là sợi hủ tiếu dai làm từ bột gạo, tuy nhiên theo thời gian, món ăn dần được Việt hóa.

Còn mì thập cẩm lại là món ăn của người Hoa. Món này ăn nước hay khô đều được, nhưng món khô lại cầu kỳ hơn về nguyên liệu và gia vị, do đó cũng được nhiều người yêu thích hơn. Món ăn được trộn từ tôm, mực, cá viên, thịt heo, phèo, gan, cật... đặt vào một tô riêng để giữ độ nóng, có thể thêm cải chua, dưa giá cho đỡ ngán.

Tuy nhiên, phần ngon nhất của món này phải kể đến sợi mì. Thay vì cọng to hoặc dẹp như thông thường, loại sợi để làm mì khô thập cẩm thường nhỏ, dai mềm, có chút giòn và không bở ngay cả khi chan với nước lèo, sợi mì được trộn đều với nước sốt ngòn ngọt. Món ăn thường được ăn kèm với xí quách - nước xương lợn hầm nóng sốt, ngọt đậm đà, ăn tới đâu trôi tới đó.

Một bát mì nước thập cẩm.

Một bát mì nước thập cẩm.

Theo Ngôi sao

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top