Làng rắn hổ mang Ban Koke Sa-nga, huyện Nam Phong, tỉnh Khon Kaen là điểm du lịch nổi tiếng suốt nhiều năm qua ở Thái Lan. Người dân tại đây chuyên nuôi và thuần dưỡng rắn hổ mang, thu hút khách du lịch từ khắp nơi tới xem chúng biểu diễn.

lang-ran-noi-tieng-thai-lan-doi-mat-cuoc-chien-sinh-ton

Người đàn ông trong màn biểu diễn cùng rắn hổ mang. Ảnh: Phitsanu Thepthong.

Ông Plang Phramuang, 51 tuổi, từng nuôi 3 con rắn hổ mang chia sẻ rằng thu nhập của dân làng chủ yếu đến từ việc trồng lúa, mía và nuôi rắn hổ mang phục vụ giải trí. Tuy nhiên, loài vật này đang đối mặt với nguy cơ thiếu thức ăn trầm trọng do nguồn cung ngày càng khó kiếm.

“Nuôi dưỡng loài bò sát vốn là nhiệm vụ rất khó khăn. Tôi thường cho chúng ăn những loài rắn và ếch nhỏ”, ông Plang nói. “Hạn hán kéo dài khiến nguồn nước quanh làng khô hạn. Những con lạch và vùng đầm lầy, vốn là nơi sinh sống của loài rắn nhỏ giờ đã trở thành các trang trại mía”.

“Đôi khi tôi phải đi 20 km để tìm rắn nhỏ ở các nơi khác hoặc trong rừng. Tình hình càng trở nên tuyệt vọng hơn khi người dân phải mua thức ăn cho rắn hổ mang với giá 1,5 USD/ kg”, ông cho biết. Dân số làng Ban Koke Sa-nga khoảng 735 người, hầu hết trong số họ làm nghề nuôi rắn hổ mang. Chúng được đặt trong hộp gỗ và cho ăn 3-4 ngày một lần. Rắn hổ mang có tuổi thọ 30 - 40 năm với độ dài 3,7 – 5,5 mét.

lang-ran-noi-tieng-thai-lan-doi-mat-cuoc-chien-sinh-ton-1

Làng rắn hổ mang luôn thu hút đông đảo khách du lịch. Ảnh: Blog Archive.

Ban Koke Sa-nga là nơi đầu tiên ở Thái Lan thành lập Làng rắn hổ mang, thu hút lượng lớn khách du lịch tới xem các màn biểu diễn với rắn, hiểu thêm về loài động vật nguy hiểm này và học cách chữa trị khi bị rắn cắn. Ngày càng nhiều rắn hổ mang được thuần hoá để theo kịp nhu cầu tăng cao từ du khách.

Năm 2016, làng Ban Koke Sa-nga đón 320.000 du khách cả trong nước và quốc tế tới xem biểu diễn. Tuy nhiên, một nạn nhân đã bị rắn cắn và bất tỉnh trong vòng 3 ngày sau khi dính nọc độc.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top