Bác sĩ Nguyễn Tấn Đạt, khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, đây là bệnh nhân được cứu sống hết sức hy hữu. Khi nhập viện, tiên lượng bệnh nhân rất xấu do hôn mê sâu, thời gian cấp cứu ngừng tuần hoàn kéo dài. 

ngung-tuan-hoan-hon-6-gio-nam-thanh-nien-song-sot-ky-dieu

Bệnh nhân hồi phục kỳ diệu trong niềm vui của cả bác sĩ và gia đình. Ẩnh: H.A.

Bệnh nhân vốn khỏe mạnh. Tối 8/2 anh đột ngột ngừng thở ngừng tim, được người thân đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên. Sau khi được cấp cứu ngừng tuần hoàn tích cực và dùng thuốc vận mạch liều cao, bệnh nhân đã hồi phục nhịp tim, huyết áp nhưng vẫn hôn mê sâu, đồng tử giãn to. Bệnh nhân được chuyển đến khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai sau gần 6 tiếng đồng hồ di chuyển ngay trong đêm.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được hồi sức tích cực, bác sĩ chỉ định thực hiện kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy. Sau 3 ngày kết thúc liệu trình điều trị, bệnh nhân tự thở, có ý thức, nhận ra được người thân. Sau 4 ngày, anh đã có thể giao tiếp, sức khỏe ổn định.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng Khoa Cấp cứu A9 cho biết, kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy cho phép hạ thân nhiệt bệnh nhân xuống mức 33-36 độ C (ở người bình thường thân nhiệt là 36,5-37 độ) giúp giảm chuyển hóa cơ thể, giảm nhu cầu tiêu thụ ôxy, cải thiện tình trạng thiếu máu, giảm sản sinh các chất ôxy hóa tự do để bảo vệ não và các mô cơ quan. Máu sẽ duy trì ở nhiệt độ này trong vòng 24 giờ để hỗ trợ tế bào não hồi phục. Sau 24 giờ, máy làm ấm bệnh nhân theo chương trình rất chặt chẽ nâng dần nhiệt độ cơ thể cho tới khi đạt nhiệt độ bình thường. Khi nhiệt độ cơ thể bệnh nhân giảm, não bớt phù, bớt viêm, cung cấp ôxy tốt hơn nên các tế bào não sẽ hồi phục.

Hà An

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top