Sean Baker, mang 2 dòng máu Mỹ - Trung Quốc, tới đất nước tỷ dân vào tháng 2/2016. Dưới đây là lời kể của Sean về kỷ niệm đóng giả bạn trai cho Celia, một cô gái bản địa, để cùng cô về ra mắt phụ huynh dịp Tết Âm lịch.

Tôi quen Celia qua một người bạn chung, họ nảy ra ý tưởng thuê bạn trai cho Celia để cô không phải chịu áp lực từ phía phụ huynh về chuyện cưới xin.

Celia sắp 30, có sự nghiệp và chưa lập gia đình. Đây là điều rất bình thường trong xã hội, tuy nhiên nhiều người tại Trung Quốc không nghĩ vậy. Những cô gái gần 30 chưa chồng được gọi là "sheng nu" hay "gái ế".

trai-tay-bi-lat-ty-khi-dong-gia-nguoi-yeu-gai-e-trung-quoc

Phụ nữ tại Trung Quốc gặp nhiều áp lực về chuyện kết hôn. Ảnh: Forreign Affairs.

Trong những năm gần đây, tôi nghe rất nhiều chuyện về việc người ta thuê người yêu để làm bố mẹ an tâm. Người ta từng có dịch vụ cho thuê bạn trai, bạn gái trên Taobao nhưng nay mục này đã đóng cửa, họ giao dịch qua các kênh thông tin khác với mức giá 1.000 nhân dân tệ mỗi ngày (khoảng 150 USD).

Celia không đủ can đảm để thuê người lạ, tôi được yêu cầu ra mặt vì cô ấy muốn đưa người quen có khả năng phối hợp diễn xuất. Tôi không có kế hoạch gì cho dịp Tết Nguyên đán nên đồng ý nhận vai.

Trên đường về nhà Celia ở Cáp Nhĩ Tân, tôi cùng cô ấy vẽ nên một câu chuyện tình yêu giữa hai người và những thứ liên quan như màu sắc yêu thích, món ăn trái khẩu vị,... Tất cả nhằm tạo dựng lòng tin với bố mẹ Celia rằng cô ấy đang có sự nghiệp ổn định cùng một tình yêu đẹp.

trai-tay-bi-lat-ty-khi-dong-gia-nguoi-yeu-gai-e-trung-quoc-1

Sean và Celia trong vai một đôi uyên ương. Ảnh: Aljazeera.

Tôi rất bình tĩnh cho đến 15 phút trước khi gặp bố mẹ Celia còn cô ấy sốt sắng ngay từ lúc đầu. Tâm trạng phấn khích nhanh chóng mờ nhạt, thay bằng cảm giác hối hận khi lừa dối gia đình và bạn bè nhưng Celia vẫn rất quyết tâm.

Chúng tôi gặp bạn bè Celia trước, họ nhanh chóng nhận ra sự gượng gạo của cả hai trong vài phút đầu. Bố mẹ Celia ngờ ngợ mọi chuyện sau khoảng 5 phút. Mẹ Celia nói: "Bạn trai quá cao và quá đẹp trai so với con. Con cần tìm người thấp và giản dị hơn".

Tuy nhiên, dù kế hoạch đổ bể, không một ai có vẻ bận tâm. Tôi nghĩ Celia muốn bố mẹ ngừng lo lắng cho mình, cô chỉ muốn hai người sống an nhàn và hạnh phúc.

trai-tay-bi-lat-ty-khi-dong-gia-nguoi-yeu-gai-e-trung-quoc-2

Phụ huynh Trung Quốc mong muốn con gái nên lấy chồng trước rồi mới đến xây dựng sự nghiệp, trong khi con trai phải ổn định sự nghiệp trước khi nghĩ đến lập gia đình. Ảnh: IBTimes UK.

Quan niệm con gái nên lấy chồng sớm đã ăn sâu vào văn hóa Trung Quốc, tuy nhiên các chàng trai cũng gặp rắc rối tương tự dù không gặp nhiều áp lực bằng. Các bậc cha mẹ tại Trung Quốc muốn con cái sớm ổn định và sinh cháu.

Một người bạn Trung Quốc khoảng 25 tuổi nói với tôi rằng mẹ luôn khuyên nhủ anh nên bắt đầu tiết kiệm tiền và lập gia đình. Anh không hề có ý định ổn định sớm.

Tôi không biết giải pháp nào để xóa đi quan niệm "ế" trong xã hội Trung Quốc, nhưng tôi nghĩ mọi người nên chú ý hơn tới những vấn đề người trẻ tại đất nước này đang đối mặt. Người ta mong muốn phụ nữ lấy chồng trước rồi mới đến xây dựng sự nghiệp, trong khi đàn ông phải ổn định sự nghiệp trước khi nghĩ đến lập gia đình.

Những người như Celia, họ chỉ muốn tự do. Họ cần được giải thoát khỏi những mong đợi từ xã hội, áp lực từ gia đình về chuyện kết hôn và tự do để theo đuổi tương lai của riêng mình.

Theo Aljazeera

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top