Sát trùng kỹ, bôi gel trị sẹo trước khi băng bó có thể giúp bạn nhanh chóng lấy lại làn da đều màu, mịn màng khi vết thương lành.
Khi có vết thương trên da, cơ thể sẽ sản sinh ra các mô tế bào đặc biệt để chữa lành vết thương. Lớp da được hồi phục gọi là vết sẹo. Tùy theo mức độ, vị trí tổn thương trên cơ thể mà các loại sẹo khác nhau có thể được hình thành như sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo phì đại...
Dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng những vết sẹo là nguyên nhân khiến cả phụ nữ và nam giới mất tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.
Sẹo lồi, lõm có thể khiến cả nam và nữ giới mất tự tin. |
Cách đây hai năm, chị Phan Bảo Linh (Ba Đình, Hà Nội) bị cánh cửa cổng kẹp vào tay. Tuy không bị thương nghiêm trọng nhưng do thanh sắt cứa sâu vào da và lỡ ăn thịt bò, rau muống mà mu bàn tay chị xuất hiện một vệt sẹo lồi.
Anh Nguyễn Tuấn Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: "Năm ngoái tôi bị ngã xe máy, khuỷu tay bên trái cày xuống đường bị trầy xước nghiêm trọng. Về nhà tôi sát trùng với oxy già, băng bó lại và bôi nghệ tươi nhưng sau này vẫn bị sẹo. Dù trời bắt đầu nắng lên mà tôi ngại không dám mặc áo cộc tay đi làm".
Nên làm sạch vết thương bằng xà phòng. |
Cả chị Linh và anh Tuấn Anh đều mắc sai lầm trong khâu xử lý vết thương là: rửa bằng oxy già, ăn thịt bò, rau muống... tạo điều kiện cho sẹo xuất hiện trên da. Giáo sư David J. Leffell - chuyên khoa da liễu đến từ trường Đại học Y khoa Yale (Mỹ) cho biết: "Điều trị vết thương kịp thời và đúng cách sẽ làm giảm xự xuất hiện và khả năng phát triển của những vết sẹo".
Để sẹo lồi, sẹo lõm không có cơ hội xuất hiện trên da, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc sau đây khi điều trị vết thương:
Vệ sinh, sát trùng ngay sau khi da bị tổn thương: làm sạch tạm thời vết thương dưới vòi nước chảy bằng xà bông, với vết bỏng cần làm mát lâu hơn (15-20 phút để làm dịu cảm giác bỏng rát).
Không dùng oxy già hay cồn để rửa vết thương. Oxy già là chất oxy hóa mạnh, giúp tiêu diệt các vi khuẩn kỵ khí. Cồn giúp thủy phân các protein và chất béo cấu tạo vi khuẩn. Tuy nhiên, bên cạnh việc tiêu diệt vi khuẩn, oxy già và cồn cũng tiêu diệt bạch cầu, tiểu cầu và có thể gây chết mô hạt, để lại sẹo. Sau đó, dùng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) hoặc dung dịch Povidon 10% (dung dịch chứa Iod) sát trùng lại vết thương.
Bảo vệ vết thương khỏi tác động của môi trường bên ngoài: các vi khuẩn trong không khí hay ngay tại vùng da xung quanh có thể khiến vết thương nhiễm trùng, mưng mủ. Tia cực tím trong ánh mặt trời làm chậm quá trình lành vết thương và ngoài ra, còn kích thích các tế bào ra sắc tố làm vùng da bị sẫm màu. Vì thế, bạn nên dùng băng gạc y tế hoặc tấm lót bằng silicon để che chắn vết thương. Lớp phủ băng bó còn góp phần làm phẳng các vết sẹo lồi, sẹo giãn... vì chúng duy trì áp suất liên tục lên da.
Bạn nên dùng băng gạc y tế hoặc các tấm lót bằng silicon để che chắn vết thương. |
Massage quanh khu vực bị tổn thương: sẹo được hình thành do liên kết collagen và elastin bị gãy và tổn thương. Massage giúp giải phóng các sợi collagen dày đặc gắn chặt với các bó cơ để sản sinh ra tế bào da mới, da được hồi sinh nhanh chóng. Khi vết thương lên da non, bạn có thể dùng kem dưỡng da để massage khu vực quanh vết thương vài lần trong ngày. Mỗi lần massage khoảng 15-30 giây theo hình tròn.
Bôi gel bao phủ vết thương cho đến khi vết thương lành miệng: trước khi băng bó vết thương, bạn nên bôi lên bề mặt da một lớp gel bao phủ vết thương, vừa chống nhiễm khuẩn, vừa kích thích chóng lên da non và quan trọng hơn còn ngăn ngừa nguy cơ bị sẹo.
Thuốc bao phủ vết thương dạng gel sử dụng đơn giản, có thể bôi trực tiếp lên vết thương và không gây bết dính trên da. Những chế phẩm được sử dụng phổ biến thường chứa hợp chất bạc (bạc sulfadiazine, bạc nitrat,… có tác dụng diệt khuẩn tốt, tuy nhiên có thể làm chậm lành vết thương).
Một sự lựa chọn khác là các chế phẩm chứa sucralfate với tác dụng hai trong một: chống nhiễm khuẩn và kích thích yếu tố tái tạo da, có thể giúp lành thương nhanh và ngăn ngừa nguy cơ sẹo.
Post a Comment