Nếu đủ can đảm và trí tò mò, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm ẩm thực độc đáo tại các nhà hàng trang trí như toilet và tìm hiểu thêm kiến thức khoa học về chất thải của con người tại nhiều bảo tàng trên thế giới.
Tiệm cà ri phân Shimizu, Tokyo, Nhật Bản
Tiệm Shimizu ở Nhật Bản được biết đến rộng rãi với món cà ri vị chất thải. Nguyên liệu chế biến của món ăn hoàn toàn là thực phẩm tự nhiên như lá chè xanh, mướp đắng, bột ca cao nhưng khi các nguyên liệu này kết hợp lại có mùi vị khó ưa.
Đầu bếp Ken Shimizu đã dành cả tâm huyết của mình với đứa con tinh thần độc lạ, nhưng phần lớn thực khách đến đây đều không muốn quay trở lại.
Thực khách thử món cà ri vị phân. Video: Okano.
Nhà hàng Modern Toilet, Đài Bắc, Đài Loan
Khai trương năm 2004, nhà hàng Modern Toilet một thời gây sốt cộng đồng mê ăn uống trên thế giới với ý tưởng độc đáo gắn với hình ảnh toilet. Thay vì ngồi lên ghế, thực khách sẽ tọa trên bồn cầu và thưởng thức những món ăn hình cục phân đựng trong bát đĩa hình thù kỳ quặc.
Lấy ý tưởng từ truyện tranh Nhật Bản, ông chủ Wang đã phát triển thành chuỗi nhà hàng có tiếng thu hút khách du lịch ở Đài Loan.
Những thực khách có phản ứng trái ngược khi dùng bữa tại đây. Lin Yu-May cho rằng các món ăn rất ngon nhưng cô không thể loại bỏ cảm giác rùng mình khi đưa vào miệng.
Video: Diagonal View.
Công viên Restroom Cultural, Suwon, Hàn Quốc
Công viên Văn hóa Nhà vệ sinh Restroom Cultural của Hàn Quốc được xây dựng nhằm tưởng nhớ đến cố thị trưởng Sim Jae Duck, “Mr.Toilet”, người đã dành cả đời để vận động chính phủ xây dựng nhiều nhà vệ sinh công cộng tốt hơn cho nhân dân.
Ông đồng thời là người thành lập Hiệp hội Toilet Thế giới năm 2007. Sim nhận định: “Nhà vệ sinh không chỉ là nơi bài tiết, nó có thể cứu nhân loại khỏi bệnh dịch”.
Những bức tượng khiến du khách nhăn mặt. Video: Christine Kaaloa.
Bảo tàng National Poo, Sandown, Anh
Bảo tàng Phân Quốc gia National Poo ở Anh trưng bày những mẫu phân của người và động vật với mục đích nâng cao nhận thức của du khách về sức khỏe con người, động vật, cũng như việc sử dụng phân làm nguồn năng lượng sinh học.
Daniel Roberts, tác giả của bảo tàng chất thải của người trên đảo Wight mong muốn mọi người có những cách suy nghĩ và nhìn nhận khác về lợi ích của chất thải này.
Bảo tàng Museo della Merda, Gragnano Trebbiense, Italy
Bảo tàng chất thải người ở Italy hướng tới mục đích giáo dục. Tác giả của bộ sưu tập này mong muốn du khách sẽ thấy được phân người thực ra là chất thải của cơ thể và phân động vật có thể được tái chế để tạo ra nguồn năng lượng sạch.
Du khách cũng sẽ được tìm hiểu về lịch sử và quá trình phát triển của phân từ thời tiền sử đến hiện đại.
Bảo tàng South Florida, Bradenton, Mỹ
Ở đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng bộ sưu tập hóa thạch phân động vật trên toàn thế giới. Các mẫu vật đầy đủ kích cỡ khác nhau và thuộc nhiều thời đại.
George Frandsen, tác giả của bộ sưu tâp phân hóa thạch này đã đạt kỷ lục Guinness với tổng cộng 1.277 viên phân hóa thạch. Năm 2014, hai dải phân hóa thạch được bán tới 10.000 USD.
Bộ sưu tập phân hóa thạch đồ sộ của George. Video: Guiness World Records.
Post a Comment