Đa số chúng ta đều có thói quen cất trữ thực phẩm thừa vào tủ lạnh đề hâm nóng dùng lại trong ngày hôm sau. Đây là một thói quen giúp tránh lãng phí và giúp tiết kiệm tiền của. Tuy nhiên, không phải lúc nào thói quen tốt cho kinh tế này cũng tốt cho sức khỏe, nhất là đối với một số thực phẩm dưới đây.

1. Cần tây

Cần tây là một loại rau phổ biến thường được sử dụng để nấu canh, nấu lẩu hoặc xào thịt bò. Tuy nhiên cần tây có thể sẽ trở nên độc hại nếu được hâm nóng lại bởi trong cần tây có chứa nitrat sẽ chuyển hóa thành nitrit - một chất có khả năng gây ung thư.

Nếu bạn đã nấu súp hay canh có thành phần là cần tây, bạn nên ăn hết chúng trong một bữa, nếu còn thừa, tốt nhất bạn nên loại bỏ hết cần tây trong món ăn rồi mới hâm phần còn lại. 

2. Nấm

Nấm nên được ăn hết vào ngày chúng được nấu lên do hàm lượng protein phức tạp trong thực phẩm này. Hâm nóng lại nấm có thể làm thay đổi thành phần protein của nó và dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và tim. Nếu không muốn bỏ phí lượng nấm đã nấu từ hôm trước, bạn nên chấp nhận ăn lạnh sau khi lấy từ trong tủ lạnh ra.

3. Thịt gà

Thịt gà cũng là một trong những thực phẩm không nên hâm nóng. Cũng như nấm, thịt gà chứa các protein có phản ứng tiêu cực khi hâm nóng. Khi thịt gà lạnh được làm nóng lần thứ hai, thành phần protein thay đổi, dẫn đến những vấn đề về tiêu hóa.

Nếu bạn bắt buộc phải hâm nóng lại thịt gà, hãy đảm bảo rằng thịt đã chín hoàn toàn vào lần nấu trước đó và sau khi hâm, thịt phải thật sự nóng. Ngoài ra, thay vì hâm nóng bạn nên chấp nhận ăn lạnh hoặc chế biến kèm với các loại thực phẩm khác.

4. Rau bina và xà lách mỡ

Hai loại rau xanh này không nên hâm nóng lại lần thứ hai. Chúng có chứa hàm lượng nitrat cao, vì thế khi hâm nóng lại, nitrat có thể bị phá vỡ và chuyển thành nitrit nhờ vào các vi sinh vật tồn tại trong đấy. Nitrit ảnh hưởng đến mức độ oxy hóa trong máu, trở nên độc hại và gây ngộ độc thức ăn khi được hâm nóng.

5. Trứng

Trứng không nên tiếp xúc nhiều lần với nhiệt. Hâm nóng trứng ở nhiệt độ cao sau khi đã được luộc hoặc chiên sẽ khiến cho lượng protein trong trứng bị mất đi, có thể biến chúng trở nên độc hại và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bạn.

6. Cơm

Mặc dù ai cũng nghĩ rằng chẳng có gì nguy hiểm khi ăn cơm nguội, nhưng sự thật là trong cơm nguội có chứa vi khuẩn bacillus cereus. Loại khuẩn này có thể gây ra các hội chứng ngộ độc nhẹ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

Cơm nguội dù được rang lên hay chế biến lại bằng bất cứ cách gì đều bị biến chất. Lý do vì cơm chính là tinh bột, khi tinh bột được hâm nóng đến 60 độ C sẽ dần nở ra, cuối cùng biến thành dạng bột hồ. Quá trình này gọi là "hồ hóa tinh bột", gây nên những hậu quả đáng kể với đường tiêu hóa.

7. Củ dền

Củ cải và củ dền là nguyên liệu thông thường được sử dụng để chế biến các món hầm, súp. Nếu bạn hâm nóng lại món canh, hãy đảm bảo lấy hết củ cải và củ dền ra rồi mới hâm bởi lượng nitrat cao trong nguyên liệu này có thể làm cho chúng trở nên độc hại khi tiếp xúc với nhiệt lần thứ hai.

8. Dầu

Các loại dầu như dầu hạt nho, dầu óc chó, dầu bơ và dầu hạt phỉ đều có điểm bốc khói thấp nên có thể khiến món ăn có mùi ôi khi hâm nóng. Tránh sử dụng những loại dầu này để nấu ăn, nướng hay chiên. Hâm lại món ăn dùng những loại dầu này ở nhiệt độ quá cao có thể biến chúng thành chất béo nguy hiểm.

9. Khoai tây

Khoai tây bị mất giá trị dinh dưỡng nếu được hâm nóng lại. Ngay cả khi bạn để chúng ở nhiệt độ phòng trong một thời gian dài, chúng có thể trở nên độc và gây buồn nôn hoặc bệnh tật, thậm chí là ngộ độc thực phẩm.

Nếu bạn không ăn hết khoai tây trong một bữa, bạn có thể bảo quản chúng cho ngày hôm sau bằng cách làm nguội khoai tây thật nhanh rồi cất vào tủ lạnh. Điều này sẽ giúp giữ lại toàn bộ giá trị dinh dưỡng của khoai tây.

Theo Thanh Loan (Dịch từ davidwolfe) (Khám phá)

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top