Theo bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, cách giải nhiệt cơ thể hiệu quả và an toàn nhất là dùng thực phẩm. Bác sĩ gợi ý một số món ăn canh truyền thống dễ chế biến có tác dụng giảm nhiệt cơ thể như sau:
Canh khổ qua nhồi thịt
Khổ qua vị đắng, tính mát, giải nhiệt cơ thể rất tốt. |
Nguyên liệu:
- Khổ qua 250 g.
- Thịt nạc 100 g.
- Gia vị.
Cách chế biến:
- Khổ qua bỏ hột, xắt lát.
- Thịt nạc thái miếng.
- Cho thịt vào nồi hầm rồi cho khổ qua vào nấu mềm. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, chống say nắng, giải độc, sáng mắt.
Canh cua rau đay với mướp, mồng tơi
Canh cua rau đay. |
Rau đay vị đắng, tính bình, tác dụng nhuận tràng, thông tiểu tiện, chữa táo bón, mát gan, mát ruột. Cua đồng giàu chất đạm, béo, canxi, phốt pho, ngoài ra còn có sắt và vitamin B1, B2, PP... Mướp vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, cầm máu và lợi sữa. Mồng tơi vị chua, hàn, không độc, tác dụng lợi tiểu, chữa táo bón, đau đầu do trúng nắng.
Nguyên liệu:
- Cua đồng 500 g.
- Mướp hương 1 quả, gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn.
- Rau mồng tơi, rau đay vừa đủ ăn.
Chế biến:
- Lọc cua kỹ, cho vào nồi nước đun sôi, gạt gạch sang một bên.
- Cho rau và mướp vào đun chín.
- Nêm gia vị vừa ăn.
Rau ngót thịt heo
Rau ngót giàu dĩnh dưỡng, có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc. Thịt heo nạc giàu đạm, béo, khoáng chất và các vitamin, tốt cho sự phát triển thể chất và não bộ.
Cách chế biến:
- Rau ngót tuốt lá, rửa sạch, vò sơ cho mềm.
- Thịt băm nhỏ, xào chín, cho nước vào đun sôi (tùy lượng người ăn).
- Cho rau vào, nêm gia vị vừa ăn.
Canh bầu hoặc bí nấu với tôm nõn
Canh bầu với tôm. |
Tôm nõn rất giàu đạm, canxi. Bầu và bí đều có tính mát, lợi niệu, nhuận tràng.
Chế biến:
- Tôm khô rửa sạch, ngâm khoảng 10 phút rồi cho vào nồi nước nấu sôi.
- Cho bầu, bí (băm nhỏ hoặc sắt miếng nhỏ) vào chờ sôi lại rồi nêm gia vị vừa ăn.
Post a Comment