Thứ ba, 4/7/2017 | 07:16 GMT+7

Ở Hong Kong, nhiều người phải sống trong các căn hộ chỉ rộng 5,5 m2 với giá 180 USD một tháng.

New York là thành phố đông đúc nhất ở Mỹ. Mật độ dân số là hơn 10.400 người/km2. Nơi đây cũng được xếp vào các thành phố đông bậc nhất thế giới. Ảnh: Shutterstock.

Manila, Philippines có mật độ tới hơn 41.300 người/km2. Tỷ lệ sinh cao nên các chuyên gia dự đoán dân số ở đây sẽ gấp đôi vào năm 2025, và cơ sở hạ tầng của thành phố có thể không chịu được áp lực của sự bùng nổ này. Ảnh: Reuters.

Sự quá tải trên các tuyến đường ở Kolkata, Ấn Độ. Mật độ dân số ở đây là hơn 24.300 người/km2. Mùa mưa ở Kolkata là thời điểm dễ gặp tình trạng giao thông tắc nghẽn nhất. Ảnh: Reuters.

Tuy vậy Kolkata vẫn chưa đông đúc như Mumbai, Ấn Độ với mật độ tới hơn 28.100 người/km2. Rất nhiều người phải sống trong những căn nhà nhỏ trong chung cư chỉ rộng chừng 9m2. Ảnh: Reuters.

Ở Hong Kong, nhiều gia đình sống trong các căn hộ chỉ rộng hơn 5,5 m2 nhưng có giá tới 500 USD/tháng. Hong Kong còn có nơi gọi là "nhà hòm" (coffin home) cho học sinh, sinh viên hoặc những cá nhân không đủ tiền chi trả nơi rộng hơn hay không có gia đình để ở cùng. Ước tính ít nhất 200.000 người đang sống trong những căn hộ như vậy và giá mỗi căn "nhà hòm" khoảng 180 USD/tháng. Ảnh: Reuters.

Ở Dhaka, Bangladesh mật độ dân số tương đương Mumbai của Ấn Độ. Những chuyến tàu ở đây lúc nào cũng chật kín người trong toa và cả trên trần tàu. Cảnh nhảy từ toa này sang toa khác trên trần tàu rất phổ biến, nhất là khi có toa đang vào trạm dừng. Ảnh: Reuters.

Bnei Brak là thành phố đông dân nhất ở Israel. Các dịp lễ hội, ngày kỷ niệm hay sự kiện chính trị rất dễ bắt gặp cảnh người dân đứng chật kín khắp các phố để tham gia. Ảnh: Reuters.

Hương Chi   |  

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top