Trên tờ PLOS Medicine, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận 3 ca bệnh xảy ra ở Nhật Bản, Pháp và Tây Ban Nha. Con số này có thể chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm" bởi hệ thống chẩn đoán và báo cáo còn nhiều hạn chế ở những nước nghèo, nơi bệnh lậu phổ biến.
Vi khuẩn gây bệnh lậu. Ảnh: CDC. |
"Vi khuẩn gây lậu rất thông minh", Teodora Wi, chuyên gia sinh sản thuộc WHO cho biết. "Mỗi lần chúng tôi sử dụng một loại kháng sinh mới để điều trị, nó lại tiến hóa để kháng thuốc".
Theo Fox News, bệnh lậu là căn bệnh lây qua đường miệng, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn; ảnh hưởng đến khoảng 78 triệu người mỗi năm. Bệnh lậu thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn tới viêm vùng chậu, mang thai ngoài tử cung, vô sinh, tăng nguy cơ mắc HIV.
Phân tích dữ liệu từ 77 quốc gia, WHO đưa ra một số nguyên nhân góp phần gia tăng số ca mắc bệnh lậu bao gồm kháng sinh cũ và rẻ tiền mất tác dụng, thiếu biện pháp an toàn (bao cao su), đô thị hóa và du lịch phát triển, tỷ lệ phát hiện bệnh kém, điều trị không đầy đủ.
Để kiểm soát bệnh lậu, tiến sĩ Marc Sprenger, Giám đốc Chương trình chống vi khuẩn kháng thuốc của WHO khuyến cáo đội ngũ y tế toàn cầu tập trung phát triển kháng sinh mới cũng như văcxin ngừa bệnh lậu. Bên cạnh đó, cần xây dựng các công cụ, hệ thống mới sao cho quá trình chẩn đoán, điều trị, theo dõi chính xác và nhanh chóng hơn.
Post a Comment