Buổi Tọa đàm "Giảm gánh nặng tài chính gia đình trước bệnh hiểm nghèo" trên VnExpress ngày 4/7 thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả.

Làm thế nào để không mắc bệnh, hiệu quả chữa trị bệnh đến đâu và cách xoay sở tài chính để theo đuổi hành trình chữa trị lâu dài là vấn đề được độc giả quan tâm nhất gửi đến bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Mai (từng công tác tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP HCM), ông Ngô Trung Dũng - Phó tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, ông Anantharaman Sridharan - Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam.

tim-mach-ung-thu-la-benh-hiem-ngheo-pho-bien-nhat-viet-nam

Từ trái qua: ông Ngô Trung Dũng - Phó tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Mai, MC Hạ Trinh, ông Anantharaman Sridharan - Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam. Ảnh: Hà Mai

Những căn bệnh hiểm nghèo thường gặp

Bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Mai cho biết, ngày xưa, khi nói đến bệnh hiểm nghèo đồng nghĩa với việc nhận bản án tử hình, ai cũng sợ. Tuy nhiên, y khoa ngày càng tiến bộ nên bệnh hiểm nghèo không còn là mối lo sợ. Nếu biết cơ chế thì có thể tránh được.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới vào tháng 1/2015, có 12 căn bệnh hiểm nghèo mà người Việt Nam mắc phải và tử vong, đơn cử như tim mạch, ung thư... Bệnh tim mạch thường được mọi người nghĩ phải già mới bị nhưng nó đã bắt nguồn từ lúc đứa bé mới 5-6 tuổi nhưng cha mẹ không hề biết.

bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Mai

Bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Mai. Ảnh: Hà Mai

Căn bệnh này hình thành do mỡ bám vào thành mạch máu gây ra hiện tượng viêm mãn tính mà người Mỹ gọi là tên "sát nhân âm thầm". Người bệnh không thể biết nó nằm ở đâu cho tới khi đứa bé đến tuổi trung niên mới bắt đầu lộ dần.

"Vì vậy cần phải phòng bệnh từ lúc nhỏ. Các bà mẹ khi nuôi con cần giảm bớt tinh bột và chất ngọt. Đừng ép trẻ ăn cơm. Chỉ cần ăn một bát cơm nhưng phải ăn đầy đủ đạm, rau. Nhờ vậy sẽ giúp con không có yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch về sau", bà khuyên.

Theo bác sĩ Mai, ai cũng có mầm mống bệnh hiểm nghèo trong người nhưng chưa bùng nổ. Với bệnh hiểm nghèo thường không có triệu chứng nào và mọi người cứ hồn nhiên cho rằng mình khỏe.

Ảnh hưởng đầu tiên với bất cứ bệnh nhân nào là stress, sợ chết, sợ không đủ thời gian sống để lo cho người thân. Nỗi lo tài chính sẽ có khả năng cộng hưởng làm cho tình trạng bệnh ngày càng xấu đi và nguy hiểm đến tính mạng.

Chi phí điều trị cho bệnh hiểm nghèo mà cụ thể là tim mạch hay ung thư rất cao (hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ đồng). Có người bị phình động mạch chủ ở bụng và phải nộp ngay 400 triệu đồng mới có thể cứu chữa với phương pháp tiên tiến.

Giảm gánh nặng tài chính trước bệnh hiểm nghèo

Ông Ngô Trung Dũng, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) cho biết, hiện nay tại Việt Nam đã có bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, cung cấp giải pháp tài chính trong trường hợp không may mắc bệnh.

Ông Ngô Trung Dũng

Ông Ngô Trung Dũng. Ảnh: Hà Mai

Gói bảo hiểm cho bệnh hiểm nghèo cung cấp giải pháp tài chính sớm cho những người ở giai đoạn đầu của bệnh. Đối với những giai đoạn sau thì số tiền nhận theo từng kỳ, thậm chí khi người bệnh qua đời. Đó là giải pháp tài chính cho giai đoạn chữa bệnh và khi không cứu được thì còn một khoản tiền cho người thân của họ. 

Quyền lợi của một hợp đồng bảo hiểm bệnh hiểm nghèo căn cứ vào tùy loại hợp đồng và tùy công ty khác nhau. Ông Dũng cho biết khoản tiền này nếu tính ra cũng không quá nhiều. Có những sản phẩm gói bảo hiểm có thể đạt ở mức chi trả sau mười mấy năm là hơn một tỷ. Trong khi đó, cả gia đình chỉ đóng khoảng 20 triệu mỗi năm.

Phó tổng thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết hiệu quả đầu tiên khi tham gia gói bảo hiểm bệnh hiểm nghèo là được tầm soát bệnh sớm. Qua đó khả năng cứu chữa và sống sót cao hơn. "Nếu không tham gia bảo hiểm, không ai thúc đẩy khám tầm soát bệnh sớm, khi xảy ra đôi khi muộn thì dù có thể tốn hàng trăm triệu, hàng chục tỷ có thể không thể cứu được tính mạng. Trong trường hợp phát hiện ra bệnh, công ty bảo hiểm chi trả thì chữa ngay và điều trị dứt điểm", ông nói.

Ông Anantharaman Sridharan - Tổng giám đốc Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam cũng cho hay, hiện đơn vị có triển khai quỹ bảo hiểm dành cho bệnh hiểm nghèo mang tên "Cả nhà vui khỏe". Đây là nguồn dự trữ tài chính mang đến cho khách hàng 2 quyền lợi là bảo vệ và tiết kiệm.

Ông Anantharaman Sridharan. Ảnh: Hà Mai

Ông Anantharaman Sridharan. Ảnh: Hà Mai.

Với quyền lợi bảo vệ, cá nhân sẽ nhận quyền lợi bảo hiểm không chỉ cho bản thân mình mà là cả gia đình. Tất cả các con sinh ra trong tương lai đều được bảo hiểm trước những bệnh hiểm nghèo. Khách hàng chỉ cần đóng phí 10 hoặc 15 năm sẽ được bảo hiểm đến 80 tuổi. Với quyền lợi tiết kiệm, khi kết thúc hợp đồng, khách hàng sẽ nhận toàn bộ giá trị quỹ bảo hiểm cộng với lãi tích lũy trong suốt thời hạn hợp đồng.

Theo ông, khi khách hàng tham gia hợp đồng bảo hiểm, phí bảo hiểm sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi, mức bảo hiểm... chứ không phụ thuộc vào địa phương cư trú. Về giới hạn tham gia, chỉ cần đóng phí trong vòng 10 hoặc 15 năm, khách hàng sẽ được bảo hiểm đến 80 tuổi.

Mức phí bảo hiểm tại FWD Việt Nam hiện tối thiểu là 6 triệu đồng một năm. "Chúng tôi khuyến khích khách hàng nên đánh giá lại khả năng tài chính của gia đình và lựa chọn mức bảo vệ phù hợp hơn với nhu cầu cũng như mức phí có thể đóng. Khách hàng có thể chọn quỹ bảo hiểm từ vài tỷ đến 10 tỷ hoặc tối đa 12,5 tỷ đồng, từ đó sẽ xác định mức phí bảo hiểm tương ứng", ông cho hay.

Tranh Sương

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top