Xung quanh đồng bằng vùng cao nguyên phía tây Bolivia là một mạng lưới gồm hàng nghìn đường thẳng kéo dài nhưng không tạo ra bất kỳ hình dáng nào. Nếu nhìn từ mặt đất, bạn sẽ không thể thấy những đường thẳng này nhưng khi được chụp từ không gian, chúng hiện lên rất rõ ràng.
Du khách khi đến Bolivia rất háo hức được đặt chân lên các đường kẻ Sajama nổi tiếng, dù điều này rất khó thành hiện thực vì chúng gần như vô hình nếu nhìn từ mặt đất. Ảnh: AmusingPlanet. |
Đường Sajama rộng từ một đến ba m, dài từ vài mét đến hàng chục km. Đường dài nhất là 20 km, bao phủ diện tích lên đến 22.000 km2, lớn hơn đường kẻ Nazca nổi tiếng ở Peru 10 lần, theo Amusing Planet. Một số người coi Sajama Lines là tác phẩm nghệ thuật lớn nhất trên thế giới.
Điều khiến các đường kẻ Sajama nổi tiếng là dù chạy qua các địa hình như đồi núi, đá, bụi cây và các trở ngại khác, chúng vẫn thẳng một cách đáng kinh ngạc.
Các nhà khoa học của Bolivia khẳng định, dù đến nay không xác định được ai đã làm việc này và mục đích là gì, nhưng việc tạo ra những đường thẳng trên là một điều phi thường.
Những đường thẳng này là một trong những điều khiến Bolivia nổi tiếng, chính phủ đã quyết định đặt tên cho nó là những đường Sajama. Nhiều người tin rằng, đây là tác phẩm nghệ thuật của các... dị nhân hoặc thế lực huyền bí nào đó như người ngoài hành tinh. Tuy nhiên, các giải thích trên đến nay vẫn chỉ là tin đồn.
Một số tin đồn cho rằng, những đường nét đã được người bản địa sử dụng như bản đồ khi họ thực hiện các cuộc hành hương thiêng liêng. Hiện tại, dân cư sống trên các khu vực có đường kẻ Sajama rất thưa thớt nhưng một số đang được người dân sử dụng như một con đường mòn để đi bộ.
Những đường kẻ bí ẩn này là câu đố "cân não" các nhà khoa học trong suốt nhiều thế kỷ qua. Ảnh: AmusingPlanet. |
Nhiều người dân địa phương cho rằng, có thể chúng là các đường chỉ dẫn, đánh dấu địa điểm chôn cất, đền thờ hay mang ý nghĩa nào đó về thiên văn học.
Dù nằm không xa đường Nazca nổi tiếng ở Peru, những đường Sajama lại có rất ít nghiên cứu. Đến năm 1932, giáo sư người Argentina Aime Felix Tschiffely đã giúp những đường Sajama được thế giới nhắc đến. Nhưng phải đến năm 2003, nghiên cứu khoa học đầu tiên về những đường kẻ này mới được thực hiện bởi đại học Pennsylvania, Mỹ. Ngoài các hình ảnh trên vệ tinh, hầu như không có một bức ảnh nào về các đường kẻ này xuất hiện trên Internet.
Post a Comment