Một cụ bà đến 90 tuổi mới tìm được anh trai của mình sau khi bị bán cho một gia đình khác để làm vợ nhí từ nhỏ.

Theo People's Daily, bà Wen Qimei (90 tuổi) đã vừa ôm chặt anh trai vừa khóc trong cuộc đoàn tụ ở Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Trước đó, bà Wen đã có cuộc tìm kiếm gia đình đầy ly kỳ, ròng rã suốt hơn năm thập kỷ. 

Bà Wen cùng anh trai của mình trong lần đoàn tụ.

Bà Wen cùng anh trai của mình trong lần đoàn tụ.

Bà Wen được sinh ra tại làng Shalou, Triều Dương, thuộc thành phố Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông. Hiện bà sống tại làng Fugu, thuộc Thượng Hàng, Phúc Kiến, tỉnh lân cận Quảng Đông. Wen nhớ rằng mình được sinh ra trong gia đình họ Chen và tên ban đầu của bà là Chen Yangtao. Cha của Wen mất khi bà còn nhỏ. Bà lớn lên cùng mẹ, hai anh em trai và hai chị em gái.

Làng của bà đã bị quân đội Nhật xâm chiếm vào năm 1938 và anh trai của Wen buộc phải đi khỏi nhà để kiếm sống. Nạn đói hoành hành cũng khiến cả gia đình bà không có nổi một hạt gạo để ăn trong nhiều tuần lễ. 

Wen thường kể với con cháu của mình rằng bà phải ăn vỏ cây, rễ cỏ và uống canh khoai lang mỗi ngày. Wen cũng rất thích xem các bộ phim về chiến tranh và thường khóc mỗi khi thấy cảnh các gia đình bị ly tán.

Mẹ của bà đã phải một mình nuôi ba con và vì không còn cách nào khác, bà đã phải bán Wen, khi đó 12 tuổi - bé nhất trong nhà, cho một người môi giới. Ngày mà Wen bị bán, mẹ của bà đã mặc một bộ sườn xám hoa và đưa cho bà nửa chiếc bánh ngô. Mẹ của Wen nói với con gái rằng: "Con hãy nhớ chỉ ăn chiếc bánh này khi không còn chịu nổi cơn đói".

Wen được các tình nguyện viên đưa đến Sán Đầu để gặp lại gia đình.

Wen được các tình nguyện viên đưa đến Sán Đầu để gặp lại gia đình.

Wen bị người môi giới bán lại cho một gia đình ở Phúc Kiến để làm vợ nhí. Bà sau đó đã sinh 4 con trai và hai con gái nhưng vẫn thường nhớ về gia đình của mình. Bất cứ khi nào nhìn thấy người đưa thư, Wen thường hỏi thăm tin tức ở quê nhà, hy vọng có chút manh mối.

Wen bắt đầu tìm kiếm gia đình mình từ những năm 1960 nhưng vì còn quá khỏ khi được bán, bà thậm chí không thể nhớ tên quê hương. Tuy nhiên, gia đình chồng của Wen không khuyến khích bà tìm lại người nhà vì họ lo sợ bà sẽ bỏ chạy và không bao giờ quay trở lại.

Tới những năm 1980, Wen tìm được địa chỉ của người môi giới, được gọi là Liumei. Liumei sống ở huyện Thượng Hàng, Phúc Kiến. Wen đã tới tìm Liumei vài lần nhưng không gặp.

Trong suốt một thập kỷ tiếp theo, Wen thường đi bộ 15 km mỗi ngày với đôi bàn chân nhỏ xíu vì bị bó từ bé tới các ngôi làng lân cận để tìm kiếm thông tin từ những người cũng đã bị bán trong thời kỳ chiến tranh.

Khoảng năm 2000, Wen tới nhà của người môi giới một lần nữa nhưng được thông báo Liumei đã qua đời. Con trai của Liumei nói với Wen rằng mẹ của ông đã tránh gặp Wen vì cảm thấy tội lỗi. Con trai của Liumei cũng nói cho Wen biết hai thông tin: quê hương của Wen được gọi là Shalou và bà có một người bác là Chen Jincheng. Giữ thông tin này trong lòng, Wen ôm hy vọng rằng một ngày nào đó nó sẽ có ích cho bà.

Người phụ nữ mất gần 60 năm để đi tìm gia đình của mình.

Người phụ nữ mất gần 60 năm để đi tìm gia đình của mình.

Vào tháng 6/2016, Wen nghe nói có một nhóm tình nguyện viên địa phương đã giúp được nhiều người cao tuổi tìm lại được gia đình. Wen liên lạc với họ. Bằng cách xác định tiếng địa phương vùng Sán Đầu còn sót lại trong giọng nói của Wen, các tình nguyện viên đã tìm thấy một người đàn ông ở Sán Đầu phù hợp với mô tả của Wen.

Sau khi đối chiếu thông tin, Wen khẳng định người đàn ông đó thực sự là anh trai của bà. Vào ngày 20/8/2017, các tình nguyện viên đã đưa Wen đến Sán Đầu để gặp anh của mình. Hai người ôm nhau và khóc ngay khi gặp mặt.

Theo con trai của Wen, mẹ của ông đã trở nên vui vẻ hơn sau khi tìm được anh trai. Bà đã lên kế hoạch để Tết nguyên đán sắp tới sẽ tới nhà anh trai ở Quảng Đông.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top