Dân gian có câu "thương con cho ăn tiết, giết con cho ăn gan". Theo tiến sĩ Phạm Thị Thúy Hòa, Viện trưởng Dinh dưỡng ứng dụng, là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Bác sĩ Hòa cho biết, gan có nhiều thành phần như đạm, sắt cùng nhiều nhóm vitamin. Trong gan còn có rất nhiều men tiêu hóa, men thải độc, đặc biệt không một phủ tạng nào lại chứa nhiều men có lợi như gan. Chính vì vậy, gan là nơi đào thải chất độc hại ra ngoài.
Gan rất giàu dinh dưỡng. Ảnh: Allrecipes Asia. |
Trẻ nhỏ nên ăn gan ít nhất một tuần hai lần để tăng cường vitamin A giúp tăng chiều cao, tăng sức đề kháng, giảm các bệnh nhiễm khuẩn. Trẻ ăn gan thường xuyên sẽ ngăn ngừa thiếu máu. Đối với bé ăn dặm, mỗi bữa nên ăn 30-50 g gan. Không chỉ trẻ em, người lớn cũng nên bổ sung gan trong chế độ ăn uống, mỗi tuần ăn một bữa gan.
Bác sĩ Hòa nhấn mạnh, gan giàu dinh dưỡng khi có màu hồng tươi bóng, khi cắt miếng gan ra thì bên trong phải còn tươi. Gan có thể chế biến thành nhiều món như xào, rán, om nước dừa... Tuy nhiên, bác sĩ khuyên không nên xào gan với giá đỗ bởi trong giá đỗ có rất nhiều vitamin C. Nếu xào lẫn hoặc ăn gan lợn với giá đỗ cùng một lúc sẽ làm vitamin C bị oxy hóa, món ăn không còn chất dinh dưỡng.
Post a Comment