Gạo là một trong những nguồn lương thực thực phẩm chính của nước ta và nhiều nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc.
Trên thị trường tiêu dùng Việt hiện nay xuất hiện nhiều loại gạo nhập khẩu không rõ nguồn gốc. Theo báo cáo của nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một số sản phẩm gạo do Trung Quốc trồng được trộn chung với loại gạo làm giả từ nhựa và xuất khẩu sang các nước lân cận.
Khi người dùng ăn phải loại gạo giả này rất nguy hại đến sức khỏe. Vì thế, để đảm bảo rằng gia đình bạn đang không ăn phải loại gạo nguy hiểm này, hãy dùng 6 mẹo nhỏ dưới đây để kiểm tra nhé:
1. Dùng chày và cối
Khi được giã nát, bột gạo nhựa có màu vàng còn bột gạo thật có màu trắng (Ảnh: Internet)
Hãy cho một nắm gạo vào trong cối và dùng chày giã nát ra. Nếu bột gạo có màu trắng thì đó là gạo chất lượng. Tuy nhiên, nếu bột gạo có màu vàng thì đó rất có thể là gạo giả được làm từ nhựa.
2. Dùng lửa
Gạo nhựa khi cháy có mùi khét khó chịu (Ảnh: Internet)
Như bạn đã biết, khi nhựa được nung chín qua ngọn lửa chắc chắn sẽ bốc lên một thứ mùi rất khó chịu.
Vì thế, cách thứ hai để phát hiện ra gạo giả làm từ cao su hoặc nhựa đó là hãy lấy ra một nắm gạo và để ra đĩa, dùng lửa để đốt cháy. Nếu gạo bị cháy xém và bốc mùi giống như mùi nhựa thì đó là gạo giả.
3. Dùng nước
Gạo giả thường nổi lềnh bềnh trên mặt nước (Ảnh: Internet)
Thả một nắm gạo vào cốc nước lạnh và khuấy đều. Nếu tất cả chỗ gạo đó lắng đều xuống dưới đáy cốc nước thì đó là gạo thật.
Còn nếu chúng nổi lên trên mặt nước, dù bạn có khuấy đều thế nào nó vẫn nổi lên trên mặt nước thì rất có thể là gạo giả, được sản xuất từ nhựa hoặc có thành phần được làm từ nhựa, không nên ăn.
4. Để lên men, mốc
Cơm được nấu từ gạo thật sẽ bị mốc sau một thời gian ở nhiệt độ cao (Ảnh: Internet)
Cho một ít gạo vào nồi và nấu chín. Để chỗ cơm đó trong một hộp kín rồi đặt vào nơi có nhiệt độ cao như ngoài ánh nắng hoặc ủ kín trong phòng tối.
Sau 2-3 ngày bạn mở chỗ cơm được ủ kín đó ra, nếu nấm mốc xuất hiện thì đó là gạo thật còn nếu không xuất hiện nấm mốc thì đó là gạo giả vì gạo giả được làm từ nhựa thường không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và nhiệt độ.
Xem thêm: Nhiều chị em không biết mình vẫn nấu cơm sai cách!
5. Quan sát trong quá trình nấu cơm
Đem gạo đi nấu chín. Trong quá trình nấu, bạn quan sát nếu phía trên mặt nước xuất hiện một lớp váng dày màu trắng thì đó là gạo nhựa còn không thì là gạo thật.
6. Dùng dầu nóng
Dầu nóng làm gạo nhựa chảy ra và dính vào nhau (Ảnh: Internet)
Thả một nắm gạo vào một cốc dầu nóng. Nếu là gạo giả được làm từ nhựa nó sẽ chảy ra hoặc dính vào với nhau, thậm chí dính xuống dưới đáy của cốc dầu nóng. Tuyệt đối không nên dùng loại gạo đã bị chảy ra như thế.
Post a Comment