Quyết định trên được đưa ra cuối tháng 11 khi kiến trúc này bị tố cáo là bản sao biểu tượng bên bờ sông Thames của nghệ sĩ Anh Wendy Taylor, mang tên Timepiece (đồng hồ), theo Shanghaiist. Bản gốc là một kiến trúc nằm cạnh Cầu Tháp từ năm 1973. Timepiece góp phần tạo nên lịch sử và dấu ấn riêng cho khu vực Docklands (London) với vai trò là chiếc đồng hồ mặt trời khổng lồ.
Công trình bản gốc bên bờ sông Thames. Ảnh: Shanghailist. |
Công trình nhái có tên là Light of the Orient (Ánh sáng phương đông), nằm ở bờ phía đông của đại lộ Thế kỷ, trước lối vào Quảng trường cùng tên. Công trình này được xây dựng ở Thượng Hải vào năm 2012, được xem là đồng hồ mặt trời khổng lồ bằng thép không rỉ của Trung Quốc.
Bản nhái tại Thượng Hải. Ảnh: Shanghailist. |
Sau khi nhận được email kèm bức ảnh công trình sao chép từ một du khách tình cờ bắt gặp, Taylor chia sẻ: "Đầu tiên, tôi nghĩ ai đó đã photoshop bức ảnh một cách khéo léo và thay đổi phông nền, nhưng sau khi nhìn kỹ, tôi rất ngạc nhiên vì đây là bản sao chép toàn bộ công trình của mình".
Wendy Taylor đã liên lạc với tổ chức bảo vệ quyền nghệ sĩ, chính phủ Anh và Trung Quốc. Cô nghĩ mình sẽ không có cơ hội bởi luật bản quyền ở Trung Quốc vẫn còn lỏng lẻo. Tuy nhiên, sau khi được báo cáo, các cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc đã ra quyết định dỡ bỏ chiếc đồng hồ này ngay lập tức.
Xem thêm Trung Quốc mở cửa công viên toàn đồ nhái
Vân Phạm
Post a Comment