Đây là dịch vụ cấp cứu tư nhân quốc tế đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Các chuyên viên cấp cứu được đào tạo ts5i Học viện điều phối cấp cứu quốc tế IAED. Dịch vụ được thiết lập trên hệ thống công nghệ triển khai tại hơn 1.600 tổng đài trên 52 quốc gia.
Khi xảy ra tình huống khẩn cấp, người sử dụng dịch vụ nhấn điện thoại gọi tới *9999. Tổng đài viên hướng dẫn sơ cứu trước khi đội cấp cứu cùng xe cứu thương đến. Đội ngũ cấp cứu giữ liên lạc với người tại hiện trường và các bác sĩ ở phòng khám để đưa người bệnh đến cơ sở y tế phù hợp.
Xe cứu thương trang bị như một phòng cấp cứu di động. Ảnh: T.N |
Bác sĩ Rafi Kot, người đứng đầu của dịch vụ điều phối cho biết, mỗi xe cứu thương là một phòng cấp cứu di động có thể duy trì sự sống cho bệnh nhân 72 tiếng. Các thông số và dữ liệu của bệnh nhân được truyền trực tiếp từ xe cứu thương tới đội ngũ cấp cứu tại phòng khám, cho phép các bác sĩ trao đổi trong suốt quá trình chuyển bệnh và sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân.
5 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận 8.400 vụ tai nạn giao thông với 3.588 người chết, 7.339 người bị thương. Năm 2015 có gần 9.000 ca tử vong và hơn 25.000 ca chấn thương vì tai nạn giao thông. Mỗi năm có hơn 11.000 trẻ em chết đuối, hầu hết chỉ mới 2 tuổi. Dịch vụ này nhằm góp phần có thể cứu chữa kịp thời thêm nhiều nạn nhân tại Việt Nam.
Bệnh nhân được sơ cứu trước khi chuyển đến viện. Ảnh: T.N |
Dịch vụ hiện hoạt động trong khu vực quận 1, 2, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận (TP HCM) và sẽ tiếp tục được mở rộng. Phí dịch vụ là 575.000 đồng mỗi người dùng trong suốt một năm. Nếu không phải thành viên, phí gọi cấp cứu một lần là gần 2 triệu đồng vào ban ngày và hơn 4 triệu vào ban đêm.
Video Bà mẹ được hướng dẫn sơ cứu con đuối nước khi gọi đến *9999
Lê Phương
Post a Comment