Theo Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam, nhiều thống kê gần đây cho thấy, các bệnh lý gan đang không ngừng gia tăng tại Việt Nam. Tính riêng ung thư gan, mỗi năm, trên thế giới có thêm 500.000 ca mắc mới và trên 750.000 người tử vong. Trong khi đó, tại Việt Nam, ước tính trung bình mỗi năm ghi nhận hơn 10.000 ca mắc mới và gây ra khoảng 22.000 ca tử vong, chiếm tỷ lệ cao nhất thế giới.
Việt Nam cũng là một trong 3 quốc gia ở khu vực Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan cao. Hiện cả nước có hơn 20 triệu người nhiễm virus viêm gan B và C, trong đó, khoảng tám triệu người trong tình trạng viêm, xơ gan và ung thư gan. Hằng năm, Việt Nam có hơn 100.000 ca tử vong do bệnh viêm gan B và C, tiếp đến là viêm gan do rượu, bia.
Giáo sư Trạch phân tích, đa phần các độc chất khi vào cơ thể đều sẽ đến gan. Đây là cơ quan “chịu trận” đầu tiên, giúp cơ thể xử lý, chống lại các chất độc bằng cách chuyển hóa, biến chúng thành chất không độc hoặc ít độc hơn rồi thải ra ngoài. Tuy nhiên, bất kỳ cơ quan nào cũng có giới hạn trong hoạt động. Do vậy, trước sự tấn công dồn dập, thái quá của các độc chất khiến lá gan bị “quá tải”, nhiễm độc và sinh bệnh.
“Tại Việt Nam, sở dĩ các bệnh lý gan đang không ngừng gia tăng là do lá gan đối mặt với nhiều nguy cơ từ hệ lụy cuộc sống hiện đại. Đó là lý do khiến lá gan người Việt 'khổ' nhất thế giới, vì phải làm việc quá sức so với khả năng bình thường của mình”, Giáo sư Trạch nhấn mạnh.
5 lý do khiến lá gan người Việt “khổ” nhất thế giới
Bia rượu
Theo giáo sư Trạch, nhiều người Việt có thói quen dùng rượu bia với số lượng lớn mỗi ngày, “thâm niên” lên đến hàng chục năm, chưa kể rượu sản xuất trong nước thường có độ cồn rất cao. Khi vào cơ thể, chỉ 2-8% lượng rượu bia bài tiết qua mồ hôi, nước tiểu, hơi thở, còn lại phần lớn sẽ đến gan, gây tổn hại nghiêm trọng cơ quan này.
Báo cáo của Hiệp hội Bia rượu - Nước giải khát (VBA) cho thấy, trong năm 2015, Việt Nam tiêu thụ 3,4 tỷ lít bia, 70 triệu lít rượu. Hiện Việt Nam nằm trong danh sách 25 nước uống bia nhiều nhất thế giới và đứng đầu Đông Nam Á. Có tới 90% người thường xuyên uống rượu bia bị gan nhiễm mỡ, 20-40% bị viêm gan, 10-25% bị xơ gan.
Thực phẩm "bẩn"
Nguy cơ mua nhầm thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại, tồn dư nhiều thuốc tăng trưởng, chất tạo nạc, phân bón hóa học, các phụ gia độc hại… là nỗi lo chung của cả cộng đồng hiện nay.
Giáo sư Trạch cho rằng, các độc chất từ thực phẩm kém an toàn cũng là nguyên nhân lớn khiến gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo thống kê của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, nguyên nhân gây ung thư cao nhất ở nước ta hiện nay đến từ thực phẩm “bẩn”, chiếm 35%. Theo WHO, thuốc chống thối Formaldehyde, thuốc nhuộm màu trong thực phẩm “bẩn”… đều là những tác nhân hàng đầu gây ung thư gan.
Môi trường ô nhiễm
Tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, chất thải độc hại hay điều kiện làm việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất… cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là gan. Thống kê của ngành y tế, hiện có khoảng 21% dân số sử dụng nguồn nước nhiễm asen (thạch tín) quá mức cho phép. Tình trạng nguồn nước nhiễm asen hay amoni, kim loại nặng như sắt, chì… làm tăng nguy cơ viêm gan, thậm chí ung thư gan.
Sử dụng thuốc bừa bãi
“Thói quen tự bắt bệnh kê đơn, lạm dụng thuốc rất phổ biến ở nước ta, làm tăng nguy cơ tổn thương gan do thuốc”, giáo sư Trạch cho hay.
Khuyến cáo từ Hội Gan mật TP HCM chỉ rõ, các loại thuốc dễ bị người dân lạm dụng như giảm đau hạ sốt, thuốc ngủ, kháng viêm hay điều trị viêm khớp, tăng huyết áp, tiểu đường… có thể gây hại gan theo cách làm tổn thương tế bào gan, tăng nguy cơ viêm gan, u gan, xơ gan.
Virus gây viêm gan
Việt Nam nằm trong vùng dịch tễ lưu hành cao của viêm gan siêu vi B, C nên nguy cơ nhiễm bệnh luôn ở hàng cao nhất thế giới. Virus viêm gan B, C khi vào gan sẽ phá hoại và làm chết tế bào gan, khiến gan suy yếu.
WHO thống kê Việt Nam là một trong 3 quốc gia ở khu vực Tây Thái Bình Dương có số người nhiễm virus viêm gan B và C mạn tính cao nhất. Tuy nhiên, có đến 95% số người bị viêm gan nhưng không biết mình bị bệnh, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm, xơ gan, ung thư gan và tỷ lệ tử vong cao khi bệnh tiến triển.
Với nhiều nguy cơ đe dọa cùng lúc khiến lá gan không thể đảm trách tốt vai trò giải độc cho cơ thể, đồng thời còn bị độc tố làm tổn thương, hư hại nghiêm trọng.
Cách phòng ngừa
Giáo sư Trạch phân tích, khi các yếu tố độc hại từ thực phẩm “bẩn”, bia rượu, thuốc lá, thuốc chữa bệnh, virus viêm gan… vào cơ thể sẽ kích hoạt tế bào Kupffer của gan, khiến Kupffer “nổi loạn”, phóng thích ra hàng loạt chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… gây hủy hoại tế bào gan. Từ đó làm suy giảm quá trình giải độc, khiến chất độc ứ lại làm chính lá gan bị nhiễm độc, suy yếu, sinh bệnh tại gan và nhiều bệnh nguy hiểm khác cho cơ thể.
“Trong khi các vấn nạn như bia rượu, thực phẩm bẩn, thuốc chữa bệnh… rất khó kiểm soát, thì việc tăng cường khả năng giải độc, chống độc, tăng sức đề kháng cho gan để bảo vệ gan một cách hiệu quả là việc hết sức cần thiết của mỗi người”, Giáo sư Trạch khuyến cáo.
Ông cũng nhấn mạnh, việc tìm ra giải pháp chăm sóc, bảo vệ gan, giúp giải độc gan hiệu quả và an toàn, được nghiên cứu khoa học đầy đủ cũng quan trọng không kém. Vì nếu không lựa chọn đúng phương pháp sẽ gây tác dụng ngược, ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan.
Tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên (có trong Hewel) giúp hỗ trợ kiểm soát tế bào Kupffer, góp phần chống độc, bảo vệ gan. |
Theo ông, quan điểm mới về phòng, trị bệnh gan phải kết hợp 2 hướng vừa tăng cường giải độc vừa giúp gan chống độc hiệu quả. Trên cơ sở này, gần đây các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện 2 tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên có khả năng kiểm soát tế bào Kupffer, bảo vệ tế bào gan, tăng cường quá trình giải độc cho gan. Những tinh chất này giúp hạn chế độc tố, đặc biệt là các chất gây viêm do tế bào Kupffer sinh ra, chủ động chống độc, tăng sức đề kháng cho gan và bảo vệ gan toàn diện.
Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về phương pháp chăm sóc, bảo vệ gan, tăng cường giải độc, chống độc cho gan, VnExpress tổ chức chương trình "Tư vấn chống độc, giải độc, bảo vệ gan" từ ngày 6/9-14/9. Độc giả gửi câu hỏi tại đây.
Xem video các tác nhân gây hại cho gan
Post a Comment