Kiểm soát không lưu là công việc liên quan trực tiếp tới an toàn bay. Tuy nhiên, sự vất vả đằng sau công việc đó là điều ít ai biết được.

Ron Connolly là một cựu nhân viên có 10 năm kinh nghiệm tại bộ phận kiểm soát không lưu, sân bay Quốc tế Charleston, South Carolina, Mỹ. Connolly chia sẻ trên CNN rằng anh chỉ được ngủ 4 tiếng, hoặc ít hơn mỗi ngày khi còn trong nghề.

"Tôi đi làm trong tình trạng kiệt sức và không bao giờ được nghỉ ngơi đầy đủ giữa ca, thậm chí việc bắt đầu và kết thúc trong cùng một ngày trở thành điều hiếm hoi”, Connolly cho biết.

nhung-ca-truc-dem-am-anh-cua-nhan-vien-kiem-soat-khong-luu-my

Nhân viên kiểm soát không lưu thường phải làm việc một mình trên tháp điều khiển vào ca đêm. Ảnh: Alamy.

“Tôi thực sự quá mệt mỏi, thậm chí là đau đớn”, Connolly tiết lộ: “Việc phải giữ mình tỉnh táo vô cùng khó khăn, nhất là trong những ca trực xuyên đêm mà tôi là người duy nhất trong phòng điều khiển”.

Trường hợp của Connolly không phải là duy nhất. Theo báo cáo của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia Mỹ, một nhân viên kiểm soát không lưu tại sân bay Ronald Reagan, Washington, D.C. cũng ngủ gục vì quá mệt mỏi.

Hai chiếc máy bay phải mất rất lâu mới có thể hạ cánh trong ca làm việc của anh, 165 hành khách đều an toàn. Nhân viên kiểm soát không lưu đó làm việc cho Cục Quản lý hàng không Liên bang từ năm 1990, trước khi trở thành giám sát viên vào năm 2005. Mặc dù có kinh nghiệm dày dặn nhưng anh vẫn bị đình chỉ và buộc thôi việc. Trước đó, anh vẫn cho rằng mình “chỉ thiếp đi trong vài phút”.

nhung-ca-truc-dem-am-anh-cua-nhan-vien-kiem-soat-khong-luu-my-1

Trực đêm được các nhân viên kiểm soát không lưu miêu tả bằng từ “điên rồ”. Ảnh: Daily News.

Thông thường, sân bay ở Mỹ chia làm 3 ca làm việc: 7h đến 15h, 15h đến 23h và từ 23h đến 7h sáng ngày hôm sau. Ca đêm là thời điểm có ít chuyến bay nhất, nhưng cũng là nỗi ám ảnh của tất cả nhân viên kiểm soát không lưu. Thậm chí, người ta còn dùng từ “điên rồ” để miêu tả nó.

Connolly nhớ lại, đôi khi ông chỉ có 8 giờ để vừa ngủ vừa chuẩn bị cho ca trực tiếp theo. Ví dụ như nếu ca trước kết thúc vào lúc 15h thì sẽ thật khó khăn để bắt đầu ca trực tiếp theo vào lúc 23h. Ông giải thích: “15h vẫn còn là ban ngày, và tôi phải hoàn thành công việc của một người đàn ông trong gia đình. Bạn không thể ngủ một mạch từ 15h đến 22h được cả, có rất nhiều việc khác cần phải hoàn thành”.

Một nghiên cứu của Học viện nghiên cứu thuốc ngủ Mỹ chỉ ra rằng nhân viên kiểm soát không lưu chỉ được ngủ trung bình từ 2-3 tiếng trước khi bắt đầu ca trực vào ban đêm.

Bill Voss, Chủ tịch - Giám đốc điều hành Quỹ An toàn bay, cho biết: “Vấn đề lớn nhất của nhân viên kiểm soát không lưu không phải việc họ ngủ quên trong ca trực mà là luôn phải làm việc trong tình trạng mệt mỏi. Nếu một phi công quá mệt để bay, họ có quyền từ chối chuyến bay đó mà không bị trách phạt, nhưng nhân viên kiểm soát không lưu thì không. Hơn nữa, trạm kiểm soát không lưu luôn phải làm việc dưới cơ chế giám sát nghiêm ngặt, nên cũng dễ hiểu tại sao ngày càng có nhiều người không muốn tiếp tục làm công việc này”.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top