"Con sẽ đi đăng ký hiến tạng", Linh đường đột thông báo với ông bà nội về quyết định của mình. Những tưởng đứa cháu gái mới lớn có suy nghĩ táo bạo này trong vài phút bốc đồng, nhưng không, đó là những ấp ủ, mong đợi của Linh từ lâu. 

Ông nội Linh ngồi lặng lẽ sau khi nghe quyết định ấy của cháu gái. Một lúc sau, ông nhìn Linh đáp: "Con làm gì mà con cảm thấy đúng là được, có ích là được. Con đã đủ lớn, đủ trưởng thành để quyết định cuộc đời mình. Ông luôn ủng hộ con".

co-gai-yen-bai-quyet-dinh-hien-tang-sau-cai-chet-cua-nguoi-ban-than

Linh quyết định hiến tạng sau khi chết não. Ảnh: N.L

Được ông bà ủng hộ, Linh vui lắm. Cô nàng nhanh chóng lên kế hoạch tới Trung tâm điều phối quốc gia về ghép mô tạng ở Bệnh viện Việt Đức để làm thủ tục đăng ký. Ngày 19/6, Linh đã có tấm thẻ ghi nhận đăng ký hiến mô tạng trong tay. "Em muốn đăng ký hiến tạng cả khi còn sống nhưng yêu cầu phải có người thân đi cùng, ông bà già yếu không thể từ Yên Bái xuống Hà Nội nên em đành đăng ký hiến sau khi chết não", Linh cho biết.

Tuổi thơ của Linh cơ cực. Bố em bỏ hai mẹ con từ lúc em chưa lọt lòng. 9 tuổi, mẹ em bỏ đi lấy chồng khác. 4 năm học cấp 2, Linh sống ở trường dành cho trẻ em đặc biệt ở tỉnh. Sau này, Linh cũng sống với gia đình nhà ngoại, nhưng sau đó, em chuyển đến sống với ông bà nội, để tiện cho việc học và làm. Linh lớn lên không có ba mẹ ở bên nên cô gái càng mạnh mẽ, càng quý trọng cuộc sống này.

Cô gái 22 tuổi cho rằng sinh lão bệnh tử là điều tất yếu trong cuộc sống. Thay vì để thân xác mình sinh ra, sống khỏe mạnh, yêu quý bao năm, khi chết mục rữa, nằm với giun dế hay thành một đống tro vô dụng, thì cô sẽ lựa chọn hiến thân xác ấy cho mọi người để họ có cơ hội sống.

co-gai-yen-bai-quyet-dinh-hien-tang-sau-cai-chet-cua-nguoi-ban-than-1

Thẻ đăng ký hiến tạng của Linh. Ảnh: N.L

Quyết định hiến tạng của Linh nung nấu kể từ khi em đang học cấp 3. Cô gái có ký ức đau lòng khi chứng kiến hoàn cảnh của cô bạn thân. "Năm em học lớp 11, người bạn thân của em không may bị suy thận. Gia đình họ đã gom góp tiền để đưa bạn ấy qua Singapore làm thủ tục ghép thận, nhưng không tìm được thận phù hợp. Sau một thời gian chờ đợi không có thận phù hợp, bạn em bị trầm cảm và đã tự tử", cô gái nói trong đau xót.

Ký ức đau lòng ấy cứ mãi ám ảnh trong tâm trí cô gái 16 tuổi. Kể từ đó, Linh chỉ mong thời gian trôi nhanh, đủ tuổi, đủ khả năng quyết định cuộc đời mình, sẽ đăng ký hiến tạng để cứu sống những bệnh nhân mắc bệnh như cô bạn thân. Ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh, nhưng Linh hy vọng, sau khi trở về với cát bụi, cô vẫn làm được một việc có ý nghĩa.

Linh đã tích vào tất cả các mục có thể hiến được như xương, tủy, da, thận, gan, giác mạc... sau khi chết não. "Em đã quyết định từ lâu rồi, nên đến làm thủ tục rất nhanh và em ký tên ngay mà chẳng phải suy nghĩ gì thêm. Em hạnh phúc vì mình vừa làm một việc có ích", Linh chia sẻ.

Khó khăn nhất trong ghép tạng đối với các bác sĩ Việt Nam không phải kỹ thuật mà là nguồn hiến tạng khan hiếm. Hiện nay, cả nước khoảng 5.000 người có nhu cầu ghép thận và hàng nghìn người chờ ghép gan, tim. Theo số liệu của Hội Gan mật Việt Nam, một năm có hơn 20.000 người chết vì ung thư gan và viêm gan. Thế nhưng mỗi năm các bệnh viện lớn chỉ có thể thực hiện ghép được khoảng 100 ca thận và tim, còn ca ghép gan thì đếm trên đầu ngón tay.

Bác sĩ qua đời vì ung thư hiến giác mạc cứu người mù

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top