Ngày nay, thị trấn nhỏ Olalla (Mỹ) chẳng khác nào một mảnh đất bị lãng quên. Thế nhưng, vào thập niên 1910, địa danh này xuất hiện trên hàng loạt tờ báo quốc tế vì những ca chữa bệnh gây chết người do Linda Hazzard, nữ bác sĩ mang biệt danh "ma quỷ", tiến hành.

nhin-doi-phuong-phap-chua-benh-chet-nguoi-cua-nu-bac-si-ma-quy

Chân dung Linda Hazzard. Ảnh: smithsonianmag.

Theo Smith Sonian Mag, dù chưa từng học y và thiếu kinh nghiệm thực tế, Hazzard vẫn được chính quyền bang Washington cấp phép, công nhận là "chuyên gia ăn kiêng". Tin rằng căn nguyên mọi bệnh tật đều xuất phát từ thức ăn, bà khẳng định cách điều trị tốt nhất là nhịn đói. 

"Con đường dẫn đến sức khỏe thật sự là nhịn đói nhiều ngày để hệ thống tiêu hóa được nghỉ ngơi định kỳ", nữ bác sĩ tự xưng viết trong cuốn sách Fasting for the Cure of Disease xuất bản năm 1908. Dưới sự hướng dẫn của Hazzard, người bệnh uống nước rau và được xoa bóp suốt thời gian điều trị.

Bất chấp sự khắc nghiệt và phi chính thống, phương pháp chữa bệnh Hazzard đưa ra vẫn thu hút bệnh nhân để rồi gây ra hàng loạt cái chết thương tâm như Daisey Maud Haglund. Người phụ nữ nhập cư đến từ Na Uy qua đời sau 50 ngày nhịn đói, để lại đứa con 3 tuổi bơ vơ một mình.

Đặc biệt, không thể không kể đến trường hợp hai chị em Claire và Dorothea Williamson, con gái một sĩ quan quân đội Anh nổi tiếng. Ban đầu, cặp chị em nhà Williamson vô tình bắt gặp quảng cáo về cuốn sách của Hazzard trên báo. Ưa chuộng các phương pháp dân gian, họ từng ngừng ăn thịt, tránh xa áo nịt ngực để cải thiện sức khỏe yếu kém song không đạt kết quả như mong đợi. Nghe đến Hazzard, hai tiểu thư trẻ tuổi quyết định tới Olalla.

Trên đường đi, Claire và Dorothea đã mơ về một cơ sở y tế tuyệt đẹp với những bãi cỏ ngút ngàn cùng món canh rau tươi ngon. Thế nhưng, khi đặt chân tới thị trấn vào tháng 2/1911, họ phải sống tạm ở một căn hộ vì khu nhà điều dưỡng Hazzard hứa hẹn chưa hoàn thành.

Từ đây, nữ bác sĩ bắt đầu cho cặp chị em uống nước cà chua đóng hộp 2 lần mỗi ngày đồng thời thụt rửa trực tràng hàng giờ trong nhà tắm. Nhiều lần, vì kiệt sức, Claire và Dorothea ngất xỉu giữa quá trình điều trị. 2 tháng trôi qua, hai cô gái chuyển đến nhà riêng của Hazzard. Thời điểm này, mỗi người chỉ nặng khoảng 30 kg.

nhin-doi-phuong-phap-chua-benh-chet-nguoi-cua-nu-bac-si-ma-quy-1

Hai chị em Claire (phải) và Dorothea (trái). Ảnh: Blogspot.

Lo lắng vì không biết các con đi đâu làm gì, gia đình Williamson phái y tá riêng là Margaret Conway đi tìm kiếm thông tin. Gặp chồng Hazzard ở Vancouver (Canada), Margaret nhận tin động trời rằng Claire đã chết. Nguyên nhân do một loại thuốc cô dùng hồi nhỏ khiến nội tạng co lại và dẫn đến xơ gan. 

Tuy không phải bác sĩ, Margaret nhận ra điều bất ổn nên nhanh chóng đến Olalla. Tại nhà xác Butterworth, nữ y tá kinh hãi khi nhìn thấy thi hài Claire. Cô tiểu thư xinh đẹp ngày nào chỉ còn hơn 20 kg với phần xương sống nhô quá nhiều. Chắc chắn trước khi qua đời, Claire thậm chí không thể ngồi bình thường. 

Tiếp đến, Margaret phát hiện bằng cách nào đó, Hazzard đã trở thành người quản lý tài sản cho Claire cũng như giám hộ cho Dorothea. Mọi tài sản của cặp chị em bao gồm số trang sức trị giá 6.000 USD đều về tay nữ bác sĩ.

Không thể thuyết phục Hazzard thả Dorothea, Margaret liên lạc với John Herbert, bác ruột hai thiếu nữ, nhờ giúp đỡ. Sau nhiều lần tranh cãi, John đồng ý trả nữ bác sĩ "ma quỷ" gần một nghìn USD để giải phóng cháu gái. Đúng lúc này, điều tra viên Lucian Agassiz xuất hiện. Anh truy ra Hazzard có liên quan đến cái chết của hàng loạt người giàu có khác. 

nhin-doi-phuong-phap-chua-benh-chet-nguoi-cua-nu-bac-si-ma-quy-2

Claire chẳng khác nào xác chết khi được cứu ra khỏi nhà Hazzard. Ảnh: Tumblr.

Ngày 15/8/1911, Linda Hazzard bị bắt vì bỏ đói Claire Williamson. Đầu năm 1912, phiên tòa xử nữ bác sĩ diễn ra với sự có mặt của các y tá và người giúp việc. Tất cả họ đều khẳng định hai chị em Williamson đã khóc lóc vì đau đớn, bị thụt rửa trực tràng hàng tiếng đồng hồ và xoa bóp quá mạnh chẳng khác nào đánh đập. 

Trước tòa, Hazzard kiên quyết từ chối chịu trách nhiệm về cái chết của Claire cũng như bất cứ bệnh nhân nào. Bà lý giải nhịn ăn để chữa bệnh là phương pháp cổ xưa được các thầy yoga và cả Chúa Jesus thực hành. Dân Hy Lạp cổ đại cũng tin rằng nhịn đói xua đuổi yêu ma. Nữ bác sĩ lập luận bệnh nhân không thể tử vong do nhịn đói mà nguyên nhân xuất phát từ yếu tố khác không thể tránh khỏi. Trong mắt Hazzard, phiên tòa thực chất là sự đối đầu giữa y học chính thống và phi chính thống. Bà thậm chí còn được một số thầy thuốc đứng lên bảo vệ. Trên thực tế, cho đến ngày nay, không ít cá nhân vẫn nhịn đói và uống nước rau với mục đích thanh lọc cơ thể. Cực đoan hơn, có người chỉ sống nhờ ánh sáng, không khí. 

Kết thúc phiên tòa, Hazzard bị kết tội ngộ sát. Ngồi tù, nữ bác sĩ liên tục nhịn đói nhằm chứng minh hiệu quả của phương pháp gây tranh cãi. Mãn hạn, Hazzard chuyển đến New Zealand rồi quay về Olalla năm 1920, xây dựng một cơ sở có tên "trường học sức khỏe".

Năm 1935, ngôi trường của Hazzard bị đốt cháy. 3 năm sau, ở tuổi 70, Hazzard qua đời sau khi nhịn đói để chữa bệnh. 

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top