Vào mùa di cư, các đàn cá voi hoa tiêu (pilot whale) thường bị ngư dân đi thuyền dồn vào vùng nước nông, để những thợ săn lành nghề dùng móc sắc nhọn giết và kéo lên bờ. Kỹ thuật săn cá voi hoa tiêu của người Faroe, Đan Mạch có từ năm 1584, nhưng nguồn gốc thực sự lại từ nhiều thế kỷ trước khi những người Norse đầu tiên đến sống ở Faroe.
Grindadrap là một cụm từ mà người dân Faroe dùng để chỉ hoạt động giết cá. Cuộc săn lùng diễn ra vài lần một năm phụ thuộc vào thời điểm các đàn cá tiến vào gần bờ. Hoạt động này thu hút rất nhiều người tham gia và cả du khách ở nơi khác tới quan sát.
Một vùng biển bị nhuộm đỏ bởi máu những con cá bị giết ở Faroe. Ảnh: Rex Features. |
Nhiều người dân Faroe cho rằng thịt cá heo là một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực và lịch sử của họ. Thịt và mỡ của cá đóng vai trò lớn trong khẩu phần ăn của người dân nơi đây. Mỡ cá ngoài để nấu ăn còn có thể chế biến làm dầu thắp sáng hoặc thuốc.
Tuy nhiên, bắt giết cá voi bị cấm ở Đan Mạch cũng như trên toàn châu Âu, vì chúng là loài vật cần được bảo vệ. Tuy nhiên, quần đảo Faroe là một lãnh thổ tự trị của Đan Mạch và không phải thành viên Liên minh châu Âu nên ở đây săn bắt cá voi vẫn hợp pháp.
Hình ảnh dân Faroe kéo cá lên trong cuộc tàn sát đẫm máu vào giữa tháng 6 vừa rồi. Video: Lognberg. |
Nhiều nhà hoạt động cũng như các tổ chức bảo vệ động vật không ngừng lên án hành động đẫm máu này. Một chiến dịch của PETA - tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật, và nhiều đơn kiến nghị ra đời nhằm chấm dứt truyền thống này.
Theo Independent, Sea Shepherd là một chiến dịch khác chống lại hoạt động Grindadrap, cho rằng có tới 1.000 con cá voi hoa tiêu bị giết mỗi năm vào các tháng hè, dù thịt cá chủ yếu được dân địa phương tiêu thụ, phần nhiều vẫn bị bỏ đến thối rữa.
Cá voi hoa tiêu là động vật có vú thông minh nên có thể cảm nhận nỗi đau như chính con người. Cách đánh bắt cá voi đẫm máu của người Faroe bị lên án là làm cá chết mất nhiều máu và đau đớn kéo dài vì bị lôi lên bờ.
Những con cá sau khi chết vì chảy máu quá nhiều sẽ bị lôi vào bờ. Ảnh: Rex Features. |
Post a Comment