Giá đắt nhưng vẫn được săn lùng

Lấy những con sâu màu trắng muốt, dài bằng hai đốt ngón tay vẫn còn bò lúc nhúc từ một ống tre ra, chị Liên (Hoàng Mai, Hà Nội) khoe: “Đây món đặc sản sâu tre, tôi phải nhờ người mua ở tận Thanh Hóa gần 1 tháng nay mới có được gần này. Đây là món khoái khẩu của ông xã nhà tôi và mấy đứa nhỏ”.

Theo chị Liên, sâu khi mua sẽ về ngâm với nước muối loãng để sâu thải hết chất bẩn ra. Một phần chị sẽ làm món sâu chiên giòn cùng lá chanh đãi khách vào tối nay, phần còn lại chị cất ngăn đá tủ lạnh để ăn dần.

Sâu tre chiên giòn cùng lá chanh (Ảnh: Internet)

Chị Liên cho biết, chị được ăn món sâu này trong một dịp đi công tác tại Thanh Hóa. Khi mới nhắc đến sâu thì chị cũng thấy lạnh người, song khi ăn một miếng thì cảm nhận ban đầu như người dân nơi đây nói đúng là món đặc sản bởi nó rất thơm, ngon và béo ngậy. Mấy đứa trẻ nhà chị khi được ăn cũng rất thích vì nó giòn giòn giống bim bim.

Sâu tre cũng là món ăn ngon, khó tìm của gia đình chị Mai Hoa (Từ Liêm, Hà Nội). Chị Hoa cho biết, món sâu này rất hiếm, giá đến nửa triệu đồng một cân nhưng cũng phải có mối mới tìm mua được. Chị đã đặt đến hơn tuần nay rồi mà vẫn chưa thấy có.

Theo anh Đỗ Quyền, một hướng dẫn viên lịch tại Lào Cai cho biết: sâu tre là món ăn đặc biệt của người miền núi. Ngày trước, lúc kiếm cái ăn khó khăn, thế hệ những người xưa đã biết cách tìm ra món sâu tre để dùng bữa.

Khi cuộc sống khá lên, món ăn sâu tre dần quên lãng, bởi lớp trẻ không có kinh nghiệm bắt con vật này. Mặt khác, để có đĩa sâu cũng rất tốn công chế biến. Nhưng dạo gần đây, thấy nhiều gia đình dưới xuôi hay tìm mua loại sâu này về ăn.

Sâu tre từng là một  món ăn đặc sản của người miền núi (Ảnh: Internet)

Theo anh Quyền, sâu tre có nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, một số tỉnh miền núi của Thanh Hóa như Mường Lát. Loài sâu này sinh sôi nảy nở trong thời gian ngắn thường từ tháng 9 đến tháng 10 là hết vì vậy đây được xem là món đặc sản hiếm.

Muốn tìm loại sâu này, người dân phải dựa vào những lỗ nhỏ trên thân tre, rồi nhìn sang lá, măng để xác định. Những cây tre, nứa có biểu hiện héo ngọn, đốt tre bị co rúm, ngắn lại khác thường là nơi sinh sống của loài sâu này. Sâu tre là loại khó kiếm, nếu chỉ nhìn một bộ phận của cây tre, khả năng bổ ra sẽ không có sâu ở trong đó. Nhưng nếu tìm đúng, trung bình mỗi lóng tre sẽ cho đến cả đĩa sâu.

Sâu tre sống trong những ống tre bị héo ngọn, đốt tre bị co rúm lại (Ảnh: Internet)

Không phải ai cũng ăn được sâu tre

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết: Những con ấu trùng thân mềm đều là những con có giá trị dinh dưỡng cao và có thể ăn được. Trong dân gian, các cụ ta ăn rất nhiều nhưng bây giờ nó hiếm hơn. Các con ấu trùng thường không kháng được sự tấn công những con vật xung quanh nên ít nhiều nó cũng có những chất độc giúp nó tự vệ khiến cho người ăn dễ bị dị ứng, ngộ độc nhưng cũng không đáng kể.

Tuy nhiên, theo PGS Thịnh, những loại ấu trùng này tránh nên cho trẻ em hoặc những người có tiền sử dễ bị dị ứng ăn. Trước khi chế biến, cần ngâm các loại côn trùng vào nước muối pha loãng hoặc vào nước vôi trong để chúng thải hết độc từ ruột ra ngoài, ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc khi ăn.

Bếp Eva - Những ai không nên ăn rau muống?Những ai không nên ăn rau muống?Người mắc bệnh gout, sỏi thận, huyết áp thấp/cao, suy nhược cơ thể, có vết thương mềm hay đang uống thuốc Đông y,… cần phải thận...

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top