"Tôi hoàn toàn bị sốc", Rebecca Dixon chia sẻ với Ottawa Citizen. "Bố mẹ tôi cảm thấy bị tổn thương, phản bội còn tôi rất tức giận cho họ".
Theo NY Post, ngay từ nhỏ Rebecca đã thấy mình khác biệt. Trong khi cha mẹ có làn da trắng cùng đôi mắt xanh, cô gái lại sở hữu làn da ngăm và đôi mắt nâu. Cả gia đình vẫn đinh ninh Rebecca là con đẻ cho đến khi cô được chẩn đoán mắc celiac, căn bệnh dị ứng di truyền mà cả dòng họ không ai mắc phải. Nghi ngờ dấy lên, gia đình Dixon đi thử máu, kết quả cho thấy ông Daniel đang là bố Rebecca mang nhóm máu AB còn thiếu nữ mang nhóm máu O+. Điều này chứng tỏ hai cha con nhiều khả năng không phải ruột thịt. Tháng 4, Daniel tiếp tục trải qua các xét nghiệm khác, kết quả, ông và Rebecca không phải máu mủ.
Gia đình Dixon không hiểu vì sao chuyện như vậy lại xảy ra. Nhờ vô tình gặp cô gái 25 tuổi Kat Palmer, họ mới khám phá được sự thật đau lòng.
Ảnh minh họa: NY Post. |
Năm 1989, kết hôn đã lâu mà không có con, vợ chồng Daniel Dixon tới cơ sở y tế do bác sĩ Norman Barwin điều hành để thụ tinh nhân tạo. Một năm sau đó, Rebecca chào đời. Kat Palmer cũng được sinh ra với sự giúp đỡ của bác sĩ Barwin. Năm 2015, Kat phát hiện vị bác sĩ kia chính là cha đẻ của mình. Thông qua người họ hàng làm trong lĩnh vực y tế cùng kết quả xét nghiệm ADN, Kat biết rằng nhà tài trợ tinh trùng trước đây để tạo ra cô mang dòng máu Do Thái là bác sĩ Barwin, chứ không phải gốc gác Đức và Ireland như gia đình cô vẫn nghĩ.
Tháng 9, Kat và Rebecca đều đi kiểm tra ADN. Cuối tháng 10, bệnh viện thông báo hai cô gái là chị em cùng bố khác mẹ. Nhà Dixon đâm đơn kiện bác sĩ Norman Barwin. Lúc ấy họ mới biết năm 2013 bác sĩ Barwin từng bị đình chỉ hành nghề 2 tháng vì lấy nhầm tinh trùng thụ thai cho 4 phụ nữ. Hiện ông ta đã nghỉ việc.
Dù rất tức giận, Rebecca khẳng định sự cố trên giúp gia đình cô thêm mạnh mẽ. "Tình yêu chúng tôi có được là thật và sẽ không bị mất đi", cô gái tâm sự.
Minh Nguyên
Post a Comment