Nhà nhà mắc phải thói quen xấu

Canh là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm của người Việt. Nhiều người quan niệm rằng, chan nước canh vào cơm sẽ tạo cảm giác ngon miệng và dễ ăn, dễ nuốt. Thực tế, thói quen này không tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết.

Chị Hường Nguyễn (24 tuổi- Quận 7) cho biết, chị thường xuyên có thói quen chan canh rau hay canh thịt vào bát cơm. Khi đó, chị ăn “vào hơn” và có cảm giác ngon miệng. Thậm chí, chị phải chan nhiều lần nước canh mới ăn hết một bát cơm.

Mình đã đọc qua thông tin chan canh vào cơm không có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, mình để ngoài tai vấn đề đó. Hãy thử hình dung, một bát canh xương hoặc canh chua nấu cá thơm ngon không chan vào cơm sao cảm nhận hết hương vị tuyệt vời của nó”, chị Hường tâm sự.

Không chan nước canh vào cơm, bạn Thùy Trang (20 tuổi - Lâm Đồng) lại có thói quen uống nước lọc trong bữa ăn. Trang kể, đến bữa, Trang phải chuẩn bị cho riêng mình một ly nước lọc hoặc nước có gas. Sau nửa chén, Trang sẽ uống ngụm nước cho cơm dễ trôi xuống dạ dày. Hơn nữa, thiếu nước lọc, Trang không thể ăn được nhiều cơm như bình thường.

Ngoài ra, cô nàng còn tạo thói quen này cho đứa cháu 2 tuổi. Mỗi lần ăn bột, Trang “nhử” cháu ăn bằng cách cứ ăn 1 thìa bột lại uống 1 thìa nước. Nhờ đó, đứa cháu nội của Thùy Trang ăn vèo hết tô bột.

Khi hỏi có biết thói quen này không tốt, Trang cười: “Mình chưa bao giờ nghe hay đọc thông tin uống nước trong bữa ăn gây hại sức khỏe. Chục năm nay, mình luôn uống nước trong lúc ăn nhưng dạ dày vẫn hoạt động tốt”.

Nhiều gia đình mắc phải sai lầm khi chan nước canh vào bát cơm (ảnh minh họa)

Dễ gây các bệnh về đường tiêu hóa

Trước hết, chan canh vào cơm hoặc uống nước khi ăn khiến con người lười nhai và nuốt nhanh hơn. Thức ăn vào dạ dày sẽ không được nhai kỹ, quá trình tiêu hóa bị chậm lại, tạo cảm giác no nhanh hơn nhưng lượng dinh dưỡng hấp thụ giảm đi.

Theo bác sĩ Hoàng Thị Thúy Hà - Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, chan nước canh vào cơm hay uống nước lọc, nước có gas trong bữa ăn là một thói quen xấu. Khi đó, nước sẽ làm loãng các enzyme có trong nước bọt và khiến dịch vị dạ dày loãng hơn. Do vậy, thức ăn trong dạ dày chưa kịp tiêu hóa đã vào ruột non, dễ gây các bệnh về đường tiêu hóa. Đồng thời, nó còn  tăng kích thích của dạ dày, buộc dạ dày làm việc quá mức, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương và dễ đau hơn.

Nhiều bậc phụ huynh nghĩ chan canh vào cơm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, nhưng nó làm trẻ lười nhai, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cơ hàm của trẻ. Ngoài ra, cơm chan canh tạo cảm giác no ảo, lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trẻ chưa đủ, dẫn đến thiếu chất, tạo nguy cơ suy dinh dưỡng”, bác sĩ Thúy Hà cho hay.

Nước canh chứa nhiều chất dinh dưỡng?

Một số người cho rằng các loại canh hầm từ xương, thịt hoặc hải sản có nhiều chất dinh dưỡng do chúng hòa tan trong nước. Vì vậy, chúng ta chỉ cần ăn canh với cơm cũng hấp thụ đủ chất. Tuy nhiên, đó là quan niệm sai lầm.

Một số người cho rằng các loại canh hầm từ xương thịt hoặc hải sản có nhiều chất dinh dưỡng do chúng hòa tan trong nước

Thông thường, hợp chất nitơ như creatine, creatinine… có chứa trong các loại thịt có thể tan trong canh, khiến canh gà, thịt có vị hấp dẫn, thơm ngon. Đặc biệt, chúng có tác dụng kích thích bài tiết dịch tiêu hóa nhưng chứa ít vitamin B1, B2 và sắt.

Bên cạnh đó, protein cần cho cơ thể có trong canh rất ít. Khi nấu canh, protein gặp nóng đông kết, chỉ có một lượng nhỏ tan trong nước. Hầu hết, protein vẫn lưu lại trong thịt. Do vậy, chúng ta chỉ uống canh không ăn thịt thì cơ thể không hấp thụ được hết protein.

Ăn canh đúng cách

“Khi dùng bữa, chúng ta nên ăn từ từ và nhai kỹ  để cảm nhận được vị ngon của món ăn. Qua đó, tạo điều kiện cho các cơ quan phối hợp, hoạt động nhịp nhàng hơn. Đồng thời, chúng ta nên uống nước canh trước khi bắt đầu ăn cơm và các loại thức ăn hoặc ăn canh sau cùng. Trong trường hợp, cơm khô khó nuốt, chúng ta có thể chan ít nước thịt hoặc một chỉ chan một ít nước canh để nhai dễ hơn”, bác sĩ Thúy Hà đưa ra lời khuyên.

Các loại đồ uống, nước hoa quả nên uống cách bữa ăn khoảng 1 tiếng để dạ dày tiêu hóa hết thức ăn sau đó mới nạp thêm các chất khác vào.

Bếp Eva - Những ai không nên ăn rau muống?Những ai không nên ăn rau muống?Người mắc bệnh gout, sỏi thận, huyết áp thấp/cao, suy nhược cơ thể, có vết thương mềm hay đang uống thuốc Đông y,… cần phải thận...
Bếp Eva - Những ai nên hạn chế ăn nhãn?Những ai nên hạn chế ăn nhãn?Người thừa cân béo phì, người mắc bệnh đái tháo đường, phụ nữ có thai bị nóng trong,… cần hạn chế ăn nhiều nhãn, tránh ảnh hưởng...

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top