Gia đình đưa ông đến Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Sơn cấp cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang trong ngày 4/6. Bệnh nhân đã hôn mê, sốt cao 40 độ C, da niêm mạc nhợt nhạt, được bác sĩ chẩn đoán sốc nhiệt do làm việc giữa trời nắng.

mot-nong-dan-tu-vong-do-bi-soc-nhiet

Các bác sĩ nỗ lực cấp cứu cho người nông dân bị sốc nhiệt. Ảnh: B.V.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Đào Ngọc Việt, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết, ngay khi nhập viện bệnh nhân đã được chườm mát, hạ sốt, bù dịch, bổ sung điện giải, dùng thuốc vận mạch, chống sốc. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có dấu hiệu suy đa tạng. Các bác sĩ tập trung cấp cứu và hồi sức tích cực nhưng bệnh nhân sức khỏe quá yếu tiên lượng không thể qua khỏi. Sáng 5/6, gia đình đã xin cho bệnh nhân được xuất viện về nhà lo hậu sự, bác sĩ Việt cho biết.

Theo Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội, trong các ngày nóng gay gắt vừa qua, số cuộc gọi yêu cầu cấp cứu tăng cao, trung bình mỗi ngày có 105-110 ca vận chuyển. Riêng ngày 4/6 có đến 11 người tử vong trước khi xe cấp cứu đến trong khi ngày thường khoảng 3-5 ca. Theo bác sĩ, chưa thể khẳng định các ca tử vong này trực tiếp do nắng nóng nhưng đây là con số bất thường.

Nắng nóng gay gắt, kéo dài nhiều ngày qua đã khiến lượng bệnh nhân tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương tăng 10%, chủ yếu là rối loạn điện giải do mất nước, mất muối, viêm phổi, tăng huyết áp, tim mạch, đột quỵ.

Vì thế, bác sĩ khuyến cáo, người dân nên tránh hoạt động như tập thể dục, lao động... dưới trời nắng nóng, hạn chế ra ngoài trời, nhất là vào quãng thời gian 11-15h. Thay vào đó, nên chọn thời điểm nhiệt độ đã giảm bớt nắng, bớt nóng hoặc nơi râm mát để lao động, thể dục thể thao...

Khi ra đường hoặc hoạt động ngoài trời, cần trang bị đầy đủ vật dụng chống nắng như đội mũ rộng vành, đội nón, mặc quần áo nhẹ, rộng, thoáng mát, áo chống nắng, đeo khẩu trang... Ăn nhiều rau xanh và các loại quả có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm như bí đao, mướp đắng, dưa chuột, dưa hấu... Đặc biệt cần uống đủ nước hàng ngày (2-3 lít).

Khi một người có dấu hiệu choáng váng, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt... cần đưa đến chỗ thoáng mát (có điều hòa là tốt nhất), sau đó cởi bớt quần áo, uống nước có pha muối (hoặc nước chanh, nước bột sắn dây...). Nếu người bệnh có tình trạng nặng như buồn nôn, nôn, sốt cao hoặc hôn mê, gọi điện xe cấp cứu hoặc chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Hà An

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top